Lịch_sử_quan_hệ_hai_bờ_eo_biển_Đài_Loan
Lịch_sử_quan_hệ_hai_bờ_eo_biển_Đài_Loan

Lịch_sử_quan_hệ_hai_bờ_eo_biển_Đài_Loan

Lịch sử quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan giới thiệu thay đổi về lịch sử quan hệ giữa hai bờ eo biển từ xưa đến nay. Các ghi chép sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc được cho là liên quan đến Đài Loan là Di Châu trong "Tam quốc chí" hay Lưu Cầu trong "Tùy thư". Vào thời Tống-Nguyên, hai bờ eo biển đã có mậu dịch qua lại[1], đến năm 1281 Hốt Tất Liệt thiết lập Bành Hồ trại tuần kiểm ty, bắt đầu thực thi quản lý hành chính đối với quần đảo Bành Hồ. Năm 1349, Uông Đại Uyên viết trong "Đảo Di chí lược" rằng Bành Hồ thuộc huyện Tấn Giang, còn Lưu Cầu là một trong các quốc gia hải ngoại[2]. Trần Đệ thời Minh có miêu tả trong "Đông Phiên ký" về thổ dân khu vực tây nam của Đài Loan[3]. Từ thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20, quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan chịu ảnh hưởng từ người Hà Lan, Tây Ban Nha, Hán, Mãn, Nhật Bản; Trung Quốc đại lục và Đài Loan có khi thống nhất hoặc chia cắt, đến năm 1945 Trung Hoa Dân Quốc tiếp quản Đài Loan.Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, quan hệ hai bờ phát triển theo tình hình trong nước và quốc tế. Trong Quốc-Cộng nội chiến lần thứ hai, Quốc dân đảng bị Cộng sản đảng đánh bại. Năm 1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập, và từng bước kiểm soát toàn bộ Trung Quốc đại lục. Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc thoái lui đến khu vực Đài Loan, hai bờ eo biển bắt đầu đối đầu về quân sự, đồng thời nhiều lần xảy ra xung đột vũ trang. Năm 1971, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thay thế vị trí của Trung Hoa Dân Quốc tại Liên Hiệp Quốc, không gian ngoại giao của Trung Hoa Dân Quốc bị thu hẹp. Đến năm 1979, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao, phía Đại lục đơn phương tuyên bố đình chiến[4]. Năm 1987, Trung Hoa Dân Quốc bắt đầu cho thăm thân hai bờ, sau đó quan hệ hai bờ hoà hoãn một thời gian. Tuy nhiên, sau khi Tổng thống Lý Đăng Huy sang thăm Hoa Kỳ, quan hệ hai bờ lại theo hướng căng thẳng. Sang thế kỷ 21, quan hệ kinh tế hai bờ đã tương đối mật thiết. Sau khi Quốc dân đảng lên nắm quyền tại Đài Loan vào năm 2008, quan hệ hai bờ có xu thế hoà hoãn, nhà lãnh đạo hai bên gặp mặt tại Singapore vào năm 2015, được cho là một đột phá lớn trong lịch sử quan hệ hai bờ[5]. Tuy nhiên, sau khi Thái Anh Văn lên nắm quyền vào năm 2016, quan hệ hai bờ lại theo xu hướng căng thẳng[6].Không có sự công nhận đối với thời gian bắt đầu hoặc phân kỳ lịch sử quan hệ hai bờ eo biển. Trương Xuân Anh của Đại học Kinh tế và Luật Trung Nam phân thành bốn giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất là từ thời tiền sử đến thế kỷ 17; giai đoạn hai là khi Hà Lan-Tây Ban Nha, Minh Trịnh, nhà Thanh và Nhật Bản thống trị Đài Loan và khi Trung Hoa Dân Quốc tiếp quản đảo; giai đoạn ba là sau khi chính phủ trung ương Trung Hoa Dân Quốc thoái lui đến Đài Loan, hình thành thế đối đầu giữa hai bờ eo biển; giai đoạn bốn là từ thập niên 1980 đến nay, hai bờ kết thúc đối đầu quân sự, phát triển quan hệ hoà hoãn[7]. Thiệu Tông Hải từ Đại học Văn hoá Trung Hoa thì phân quan hệ hai bờ sau năm 1949 thành năm thời kỳ là đối đầu quân sự, tranh chấp chính thống, hoà hoãn giao lưu, đối lập nhận thức, hiệp thương ưu đãi lẫn nhau[8][9].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_quan_hệ_hai_bờ_eo_biển_Đài_Loan http://orientaldaily.on.cc/cnt/china_world/2015011... http://www.readbooks.cc/book/11/detail_769730.htm http://www.arats.com.cn/lhstgh/gaikuang/200806/t20... http://www.coscogz.com.cn/gzyyxcw/ztzx_show.asp?Ti... http://cpc.people.com.cn/GB/64162/64165/79703/7979... http://cpc.people.com.cn/GB/64162/64170/4467358.ht... http://dangshi.people.com.cn/BIG5/n/2012/0913/c850... http://fj.people.com.cn/BIG5/n2/2016/0321/c234949-... http://theory.people.com.cn/GB/40538/3455700.html http://news.sina.com.cn/c/2004-02-23/09372935106.s...