Lịch_sử_Tây_Tạng
Lịch_sử_Tây_Tạng

Lịch_sử_Tây_Tạng

Tây Tạng là một khu vực tại Trung Á, nằm trên cao nguyên Thanh Tạng, có cao độ trung bình trên 4.000 mét và được mệnh danh là "nóc nhà của thế giới". Con người đã định cư ở đây từ thời kỳ đồ đá và tiến hóa thành người Tạng ngày nay. Từ xa xưa, vị trí địa lý đặc biệt đã giúp Tây Tạng ngăn chặn các thế lực ngoại bang và gìn giữ bản sắc văn hóa của mình, nổi bật là sự sùng bái tôn giáo. Phật giáo xuất hiện ở khắp nơi, trong mọi mặt đời sống hàng ngày tại Tây Tạng. Bên cạnh người Tạng, dân cư Tây Tạng còn có người Hán, người Monpa, người Lhoba,...Người Tạng tại cao nguyên Thanh Tạng luôn tự gọi dân tộc, lãnh thổ và chính quyền của mình là "Bö" (chữ Tạng: བོད་). Người Hán ban đầu dùng chữ Phồn (chữ Hán: 蕃, bính âm: bō) làm phiên âm, gọi là "Thổ Phồn", nghĩa là "đất của người Bö", hoặc "đất của người Tạng" theo thuật ngữ hiện đại. Đến thế kỷ 17, nhà Thanh mới đặt tên cho vùng đất này là Tây Tạng, do đó có sự khác biệt về tên gọi giữa hai nhà nước Thổ PhồnTây Tạng tại các nước đồng văn hóa Hán văn, dù trên thực tế cả hai có cùng tên gọi trong ngôn ngữ bản địa. Cách gọi Tǔbō của người Hán cũng có thể là nguồn gốc của cái tên Tibet trong phiên âm chữ Latin.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_Tây_Tạng http://english.chinatibetnews.com/Culture/The_Past... http://www.dalailama.com/news.42.htm http://folkdoc.com/classic/p04/da001.htm http://info-buddhism.com/Christian_Missionary_Enga... http://www.thetibetpost.com/en/outlook/opinions-an... http://cc.purdue.edu/~wtv/tibet/article/art4.html //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19955425 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2795552 http://www.irenees.net/en/fiches/analyse/fiche-ana... http://www.mainstreamweekly.net/article2582.html