Lịch_sử_Macedonia_(vương_quốc_cổ_đại)
Lịch_sử_Macedonia_(vương_quốc_cổ_đại)

Lịch_sử_Macedonia_(vương_quốc_cổ_đại)

Vương quốc Macedonia là một quốc gia cổ đại nằm ở khu vực Macedonia thuộc miền Bắc Hy Lạp ngày nay, nó được thành lập vào giữa thế kỷ thứ 7 TCN trong thời kỳ Hy Lạp Cổ xưa và kéo dài cho tới tận giữa thế kỷ thứ 2 TCN. Ban đầu nó nằm dưới sự cai trị của các vị vua thuộc triều đại Argead, Macedonia đã trở thành một chư hầu của đế quốc Achaemenes dưới triều đại của Amyntas I của Macedonia (trị vì từ 547-498 TCN) và người con trai của ông là Alexandros I của Macedonia (trị vì từ 498-454 TCN). Sự cai trị của nhà Achaemenes đã kết thúc vào khoảng năm 479 TCN sau khi người Hy Lạp giành chiến thắng quyết định trong cuộc xâm lược Hy Lạp lần thứ hai của người Ba Tư và sự rút lui của lực lượng Ba Tư khỏi lục địa châu Âu.Trong thời kỳ Hy Lạp Cổ điển, Perdiccas II của Macedonia (trị vì từ 454-413 TCN) đã trực tiếp can dự vào cuộc chiến tranh Peloponnesos (431–404 TCN) giữa AthensSparta, ông ta thay đổi phe từ phe này sang phe kia để nhằm giữ được quyền kiểm soát của Macedonia đối với bán đảo Chalcidice. Triều đại của ông còn được đánh dấu bằng xung đột và những liên minh tạm thời với vị vua người ThraciSitalces của vương quốc Odrysia. Ông cuối cùng đã giảng hòa với Athens và họ đã thiết lập một liên minh với Macedonia mà kéo dài cho tới triều đại của Archelaos I của Macedonia (trị vì từ 413-399 TCN). Triều đại của vị vua này đã mang đến hòa bình, sự ổn định, và sự bảo đảm về tài chính cho vương quốc Macedonia, thế nhưng vụ ám sát của ông (có lẽ là bởi một người hầu hoàng gia) đã khiến cho vương quốc rơi vào tình cảnh nguy hiểm và xung đột. Triều đại hỗn loạn của Amyntas III của Macedonia (trị vì từ năm 393-370 TCN) đã chứng kiến những cuộc xâm lược tàn bạo đến từ vị vua xứ IllyriaBardylis của người Dardani và từ thành bang Olynthos ở bán đảo Chalcidice, người Macedonia đã đánh bại các cuộc xâm lược này nhờ vào sự giúp đỡ của các thế lực ngoại quốc đó là các thành bang của Thessaly và Sparta. Alexandros II (trị vì từ năm 370-368 TCN) đã xâm lược Thessaly nhưng lại không chiếm được Larissa, thành phố này đã bị tướng Pelopidas của Thebes chiếm giữ, ông ta sau đó đã giảng hòa với Macedonia với điều kiện rằng họ phải giao nộp các con tin thuộc tầng lớp quý tộc mà bao gồm cả vị vua tương lai Philippos II của Macedonia (trị vì từ 359-336 TCN).Philippos II đã trở thành vua sau khi người anh cả của ông là Perdiccas III của Macedonia (trị vì từ năm 368-359 TCN) bị đánh bại và tử trận trong trận chiến chống lại quân đội của Bardylis. Bằng việc sử dụng tài ngoại giao khéo léo, Philippos II đã có thể giảng hòa với người Illyri, người Thraci, người Paeoni, và người Athen vốn đe dọa biên giới của ông. Điều này cho phép ông có thời gian để cải tổ mạnh mẽ quân đội Macedonia cổ đại và xây dựng nên đội hình phalanx Macedonia mà sẽ đóng vai trò chủ chốt trong quá trình chinh phục thành công Hy Lạp, với ngoại lệ là Sparta. Ông đã dần dần tăng cường quyền lực chính trị của mình bằng các liên minh hôn nhân với các thế lực ngoại quốc, tiếp đó giải tán liên minh Chalcidice bằng cuộc chiến tranh Olynthos (349–348 TCN), và trở thành một thành viên được bầu của liên minh ThessalyĐại nghị liên bang nhờ vào việc đánh bại Phocis trong cuộc chiến tranh Thần Thánh lần thứ Ba (356–346 TCN). Sau khi người Macedonia giành chiến thắng trước một liên minh được lãnh đạo bởi Athens và Thebes tại Trận Chaeronea vào năm 338 TCN, Philippos đã thành lập liên minh Corinth và được bầu là hegemon của nó để lãnh đạo một cuộc xâm lược trong tương lai của người Hy Lạp nhằm vào đế quốc Achaemenes dưới quyền bá chủ của người Macedonia.[1][2][3] Tuy nhiên, Philippos II đã bị một trong những cận vệ của mình ám sát và kế vị ông là người con trai Alexandros III, hay còn được biết đến nhiều hơn với tên gọi là Alexandros Đại đế (trị vì từ năm 336-323 TCN), ông ta đã xâm lược tỉnh Ai Cập của nhà Achaemeneschâu Á đồng thời lật đổ sự cai trị của Darius III, vị vua này đã phải bỏ chạy tới Bactria (ngày nay thuộc Afghanistan) và bị sát hại tại đây bởi một trong số những người bà con của mình là Bessus. Ông ta cuối cùng đã bị Alexandros hành quyết, thế nhưng Alexandros sau đó đã qua đời vì một căn bệnh không rõ nguyên nhân ở tuổi 32, cái chết của ông đã dẫn đến cuộc Phân chia ở Babylon bởi những vị tướng cũ của Alexandros, các diadochi, đứng đầu trong số đó là Antipatros, vị nhiếp chính của Alexandros IV của Macedonia (trị vì từ năm 323-309 TCN). Sự kiện này đã mở ra thời kỳ Hy Lạp hóa ở khu vực Tây Áthế giới Địa Trung Hải, nó cũng dẫn đến việc hình thành nên các quốc gia kế thừa đó là vương quốc Ptolemaios, đế quốc Seleukos, và nhà Attalos ở những vùng lãnh thổ cũ thuộc đế quốc của Alexandros.Macedonia đã tiếp tục giữ vai trò là quốc gia thống trị Hy Lạp thời kỳ Hy Lạp hóa, thế nhưng quyền lực của nó đã bị suy giảm do các cuộc nội chiến diễn ra giữa nhà Antipatrosnhà Antigonos non trẻ. Sau khi sống sót qua những cuộc xâm lược của Pyrros của Ipiros, Lysimachos, Seleukos I Nikator, và người Galatia gốc Celt, Macedonia dưới sự lãnh đạo của Antigonos II của Macedonia (trị vì từ 277-274 TCN; 272–239 TCN) đã có thể chinh phục Athens và chống đỡ được sự tấn công dữ dội bằng hải quân của nhà Ptolemaios ở Ai Cập trong cuộc chiến tranh Chremonides (267–261 TCN). Tuy nhiên, cuộc nổi dậy của Aratos của Sicyon vào năm 351 TCN mà dẫn đến việc thành lập nên liên minh Achaea, hóa ra lại là một vấn đề cứ lặp đi lặp lại đối với tham vọng của các vị vua Macedonia ở khu vực đại lục Hy Lạp. Uy quyền của Macedonia đã được hồi phục dưới triều đại của Antigonos III Doson (trị vì từ năm 229-221 TCN), ông đã đánh bại người Sparta dưới thời Cleomenes III trong cuộc chiến tranh Cleomenes (229–222 TCN). Mặc dù Philippos V của Macedonia (trị vì từ 221-179 TCN) đã thành công trong việc đánh bại liên minh Aetolia trong cuộc chiến tranh Đồng Minh (220–217 TCN), những nỗ lực của ông nhằm mở rộng uy quyền của Macedonia vào khu vực biển Adriatic và ký kết một hiệp ước Macedonia–Carthage với Hannibal đã báo động cho Cộng hòa La Mã, họ đã thuyết phục một liên minh các thành bang Hy Lạp tấn công Macedonia trong khi Rome tập trung vào việc đánh bại HannibalÝ. Rome cuối cùng đã giành chiến thắng trước Philippos V trong hai cuộc chiến tranh đó là chiến tranh Macedonia lần thứ Nhất (214–205 TCN) và chiến tranh Macedonia lần thứ Hai (200–197 TCN), Philippos V còn thất bại trong cuộc chiến tranh Crete (205-200 TCN) bởi một liên minh dưới sự lãnh đạo của Rhodes. Macedonia đã buộc phải từ bỏ các vùng lãnh thổ mà nó nắm giữ ở Hy Lạp nằm ngoài Macedonia, trong khi cuộc chiến tranh Macedonia lần thứ Ba (171–168 TCN) đã kết thúc bằng việc lật đổ hoàn toàn chế độ quân chủ, sau sự kiện này Rome đã giam lỏng Perseus của Macedonia (cai trị 179-168 TCN) ở Ý và thiết lập bốn nhà nước cộng hòa chư hầu ở Macedonia. Nhằm ngăn chặn sự nổi dậy ở Macedonia, Rome đã áp đặt những hiến pháp nghiêm ngặt ở những quốc gia này nhằm hạn chế sự tăng trưởng kinh tế và sự tương tác của họ. Tuy nhiên, Andriskos, một người tự xưng là hậu duệ của nhà Antigonos, đã thành công trong việc khôi phục lại chế độ quân chủ Macedonia trong một thời gian ngắn trong cuộc chiến tranh Macedonia lần thứ Tư (150–148 TCN). Quân đội của ông đã bị đánh tan tác trong trận Pydna lần thứ hai bởi vị tướng La Mã Quintus Caecilius Metellus Macedonicus, điều này đã dẫn đến việc thiết lập nên tỉnh Macedonia của La Mã và khởi đầu thời kỳ Hy Lạp thuộc La Mã.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_Macedonia_(vương_quốc_cổ_đại) http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Paus.... http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perse... http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perse... http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/... http://oyc.yale.edu/classics/introduction-to-ancie... http://www.ashmolean.org/exhibitions/current/?timi... //www.jstor.org/stable/42617918 //www.jstor.org/stable/671786 http://www.livius.org http://www.livius.org/maa-mam/macedonia/macedonia....