Lịch_Julius

Lịch Julius, hay như trước đây phiên âm từ tiếng Pháp sang là lịch Juliêng, được Julius Caesar giới thiệu năm 46 TCN và có hiệu lực từ năm 45 TCN (709 ab urbe condita). Nó đã được lựa chọn sau khi có sự tư vấn của nhà thiên văn người AlexandriaSosigenes và đã được thiết kế để gần đúng với năm chí tuyến, đã được biết ít nhất là từ thời Hipparchus. Nó có các năm thường 365 ngày được chia thành 12 tháng, và ngày nhuận được thêm vào tháng Hai sau mỗi 4 năm. Vì thế năm Julius trung bình dài 365,25 ngày.Lịch Julius được duy trì sử dụng cho đến tận thế kỷ 20 ở một số quốc gia và hiện vẫn còn được một số nhà thờ Chính thống giáo sử dụng. Tuy nhiên, quá nhiều ngày nhuận được thêm vào để phù hợp với các mùa thiên văn trong sơ đồ này. Trung bình, các điểm phân và điểm chí diễn ra sớm hơn khoảng 11 phút trên năm so với lịch Julius, làm cho lịch này có thêm một ngày dư ra sau mỗi 134 năm. Trong khi Hipparchus và có lẽ cả Sosigenes đã biết về sai khác này (mặc dù có thể không phải là giá trị chính xác), nó đã được coi là ít quan trọng. Tuy nhiên, nó tích lũy đáng kể theo thời gian và cuối cùng dẫn đến sự cải cách lịch năm 1582 trong đó người ta đã thay thế lịch Julius bằng lịch Gregorius có độ chính xác cao hơn.Ký hiệu "kiểu cũ" (OS) đôi khi được sử dụng để chỉ ngày tháng trong lịch Julius, ngược lại với "kiểu mới" được dùng để chỉ ngày tháng trong lịch Gregorius. Ký hiệu này được sử dụng khi có nguy cơ gây nhầm lẫn các số liệu về ngày tháng trong các văn bản.

Lịch_Julius