Lưỡng_tính_(hóa_học)

Trong hóa học, hợp chất lưỡng tính là một phân tử hoặc ion có thể phản ứng với cả axitbazơ. [1] Nhiều kim loại (như kẽm, thiếc, chì, nhômberili) tạo thành các oxit lưỡng tính hoặc hydroxit lưỡng tính. Tính lưỡng tính còn phụ thuộc vào trạng thái oxy hóa. Ví dụ Al2O3 là một oxit lưỡng tính.Tiền tố của của từ amphoteric có nguồn gốc từ tiền tố Hy Lạp amphi-, có nghĩa là "cả hai". Trong hóa học, một hợp chất lưỡng tính là một chất có khả năng hoạt động như một axit hoặc một bazơ. Axit là chất cho proton (hoặc nhận cặp electron) còn bazơ nhận proton. Cho nên chất lưỡng tính là chất vừa thể hiện tính axit vừa thể hiện tính bazơ.Các oxit kim loại phản ứng với cả axit cũng như bazơ để tạo ra muối và nước được gọi là oxit lưỡng tính. Chẳng hạn chì oxit và kẽm oxit.Một loại trong nhóm hợp chất lưỡng tính là các phân tử amphiprotic, có thể cho hoặc nhận proton (H+). Các ví dụ bao gồm axit aminprotein, có các nhóm axit aminaxit cacboxylic và các hợp chất tự ion hóa như nước.Ampholyte là các phân tử có chứa cả nhóm axit và nhóm bazơ, tồn tại chủ yếu dưới dạng lưỡng cực (zwitterions) trong khoảng pH nhất định. Độ pH có điện tích phân tử trung bình bằng 0 được gọi là điểm đẳng điện của phân tử. Ampholyte được dùng để duy trì độ pH ổn định trong phương pháp điện di đẳng điện.