Lý_thuyết_mã_hóa

Lý thuyết mã hóa là một ngành của toán học (mathematics) và khoa học điện toán (computer science)) nhằm giải quyết tình trạng lỗi dễ xảy ra trong quá trình truyền thông số liệu trên các kênh truyền có độ nhiễu cao (noisy channels)), dùng những phương pháp tinh xảo khiến phần lớn các lỗi xảy ra có thể được chỉnh sửa. Nó còn xử lý những đặc tính của (codes)), và do vậy giúp phù hợp với những ứng dụng cụ thể.Có hai loại mã hiệu:Cái đầu tiên chúng ta nói đến là mã hóa dùng nguồn. Ý định của phương pháp này là nén dữ liệu từ chính nguồn của nó, trước khi truyền đi, giúp cho việc truyền thông có hiệu quả hơn. Chúng ta chứng kiến thói quen này hằng ngày trên Internet, nhất là trong cách dùng "zip" nén dữ liệu để giảm lượng dữ liệu phải truyền, giảm nhẹ gánh nặng cho mạng lưới truyền thông, đồng thời thu nhỏ cỡ tập tin. Cái thứ hai là mã hóa trên kênh truyền. Bằng việc cộng thêm những bit mới vào trong dữ liệu được truyền, còn gọi là bit chẵn lẻ (parity bits), kỹ thuật này giúp cho việc truyền thông tín hiệu chính xác hơn trong môi trường nhiễu loạn của kênh truyền thông. Có nhiều chương trình ứng dụng, mà người dùng trung bình không để ý đến, sử dụng mã hóa trên kênh truyền. Kỹ thuật Reed-Solomon được dùng để nhằm sửa lỗi do những vết xước và bụi trên bề mặt đĩa âm nhạc CD thông thường. Trong ứng dụng này, kênh truyền thông lại chính là bản thân cái đĩa CD. Điện thoại di động "Cell phones" cũng dùng kỹ thuật mã hóa có hiệu ứng cao (powerful coding technique) để sửa các lỗi trong việc truyền sóng rađiô ở tần số cao bị yếu mờ và bị nhiễu. Modem xử lý số liệu, việc truyền thông qua đường điện thoại, và đương nhiên ngay cả chính NASA, tất cả đều sử dụng kỹ thuật mã hóa trên kênh truyền hiệu ứng để truyền những bit số liệu qua đường dây.