Lý_thuyết_chu_kỳ_kinh_tế_thực

Lý thuyết chu kỳ kinh tế thực (tiếng Anh: Real business cycle theory) (RBC theory) là một nhóm lý thuyết kinh tế giải thích tính chu kỳ (tăng rồi giảm rồi tăng theo chu kỳ) của nền kinh tế một quốc gia. Lý thuyết này cho rằng chu kỳ kinh tế là phản ứng để tối ưu hóa của nền kinh tế trước các shock. Thuật ngữ "thực" để nói rằng các shock là shock thực (ví dụ: shock công nghệ, shock thiên tai), đối lập với shock ảo (ví dụ: shock do tăng cung tiền).Lý thuyết này khác với hai lý thuyết chính của Kinh tế vĩ mô khác (là Kinh tế học KeynesKinh tế học Tiền tệ) về giải thích chu kỳ kinh tế. Keynes cho rằng chu kỳ kinh tế bắt nguồn từ sự không hoàn hảo (hay thất bại - failure) của nền kinh tế dẫn tới nền kinh tế phải trải qua các đỉnh và đáy suy thoái trước khi đạt được mức hiệu quả. Các chính sách tiền tệ và tài khóa khi đó là các shock có ảnh hưởng rất lớn tới diễn biến kinh tế.Hai nhà kinh tế học người Mỹ khởi nguồn cho Lý thuyết chu kỳ kinh tế thực là Finn E. KydlandEdward C. Prescott đã được giải Nobel Kinh tế năm 2004.Lý thuyết này được hai ông giới thiệu trong bài báo Time to Build And Aggregate Fluctuations năm 1982.