Lê_Kiện

Kinh vương Lê Kiện (chữ Hán: 荆王黎鍵), theo Gia phả họ Lê Quang, ông tên là Lê Duy Thành, sinh tại Thăng Long, là Hoàng tử út của vua Lê Thánh Tông, mẹ là ái thiếp của vua, ông khôi ngô, có tư chất thông minh, nên được vua cha yêu quý. Ông là em trai út của vua Lê Hiến Tông, vợ ông tên Lê Thị Cơ, là Thúc phụ của vua Lê Uy Mục. Lúc này vì Lê Uy Mục tàn bạo, hoang dâm, và nổi tiếng bạo chúa, các thân vương và hoàng tộc nổi lên phản đối. Uy Mục đã tiến hành sát hại những người chống đối. Lấy lý do các thân vương nổi loạn, Mạc Đăng Dung tiến hành dẹp các bè phái trong cung đình. Vào khoảng năm 1505 - 1506, Lê Kiện chạy đến làng Bà Nga (nay thuộc khu đất các xứ đồng: Bãi Vãi, Bãi Dinh và Bãi Công, làng Trinh Nga, xã Hoằng Trinh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa) sống ẩn dật. Kinh vương Lê Kiện có hai người con trai là Lê Phúc Thành, Lê Phúc Đức. Đến đời Lê Thần Tông - Niên hiệu Đức Long, năm thứ sáu, Lê Quang Giáp là con ông Lê Phúc Thành là Vũ bạt tụy đồng Tiến sĩ xuất thân. Đến tháng tư, năm thứ hai, niên hiệu Phúc Thái Nguyên, Chân Tông Hoàng Đế, cùng với Trần Cừ và đoàn tùy tùng, Lê Quang Giáp đi sứ Nhà Minh, vua Minh Tư Tông cử Hàm Dậu, Phan Kỳ đem sắc thư, kim ngân, ấn sang để sắc phong Chân Tông Hoàng Đế làm An Nam Quốc Vương (thời Lê Trung Hưng), theo đó vua thăng cho Lê Quang Giáp lên Tham nghị Bá tước. Qua thi cử, đối đáp và thành tích công việc, Lê Quang Giáp được vua Lê và vua Minh đặc cách phong Tiến sỹ (lưỡng quốc Tiến sỹ), rồi phong Kim tử Vinh lộc đại phu các xứ Kinh Bắc, Tam chi thừa Chánh sứ, Tham nghị Văn phúc Bá trụ. Lê Quang Giáp được lập phủ (thuộc khu đất xứ đồng Bãi Dinh, làng Trinh Nga), nay còn phế tích trước dinh phủ là khu Ao Sen (giao cho các giáo viên trường THCS Hoằng Trinh canh tác, trồng lúa, màu) và các mảnh ngói, mảnh sành, sứ.... Lê Quang Giáp mất ở quê nhà, ở thọ 80 tuổi. Vào thời Nguyễn, do tại làng Bà Nga có người Phong cùi, sợ lây bệnh, làng phải sơ tán đi nơi khác, rồi chia thành hai làng: Trinh Nga và Thanh Nga. Dân khu Bãi Công thành làng Thanh Nga, khu Bãi Vãi và Bãi Dinh thành làng Trinh Nga. Con cháu họ Lê Hoàng và một số dòng họ khác đã tới làng Trinh Nga sinh sống.Mộ của Thân Vương Lê Kiện hiện nằm tại Cồn Tính, Lăng mộ lưỡng quốc Tiến sỹ Lê Quang Giáp nằm tại xứ đồng Vườn Chè, làng Trinh Nga. Năm 2002, Nhà thờ họ Lê Quang làng Trinh Nga được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Ngày 21/12/2011, Nhà thờ họ này được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 4289/QĐ-UBND về xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh.Văn tế:Tổ Tông thiên tư minh mẫnPhong thái đoan trangDũng lược quả nhânĐỉnh xuất thần minh chi huệVõ văn thích dungƯu kiêm quốc sĩ chi thườngKhoa bạt tụy sĩ xuất thân....Hiện nay con cháu dòng họ Lê Hoàng nơi đây đang phát huy mạnh mẽ truyền thống, tố chất của tổ tiên.