Làn_sóng_Hoa_ngữ

Giao lưu và tiếp biến văn hóa (tiếng Anh: acculturation hoặc cultural contacts hoặc cultural exchanges)[4][5] ý chỉ một quy luật trong sự vận động và phát triển văn hóa của các dân tộc. Hiện tượng này xảy ra khi những nhóm người có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến đổi về văn hóa của một hoặc cả hai nhóm. Giao lưu văn hóa tạo nên sự dung hợp, tổng hợp và tích hợp văn hóa ở các cộng đồng. Ở đó có sự kết hợp giữa các yếu tố nội sinh với yếu tố ngoại sinh tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú, đa dạng và tiến bộ hơn.Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài bởi dân tộc chủ thể. Quá trình này luôn đặt mỗi dân tộc phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Trong lĩnh vực văn hóa chỉ có khái niệm "giao lưu và tiếp biến văn hóa" chứ không có khái niệm "hội nhập văn hóa". Thuật ngữ hội nhập chỉ sử dụng cho các lĩnh vực ngoài văn hóa, chẳng hạn như kinh tế...Quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa thường diễn ra theo hai hình thức:Tuy nhiên, trên thực tế, các hình thức này nhiều khi không thuần nhất. Có khi trong cái vỏ bọc tự nguyện lại có những yếu tố mang tính áp đặt, cưỡng bức. Hoặc trong quá trình bị cưỡng bức văn hóa, vẫn có những yếu tố tiếp nhận mang tính tự nguyện.