Là_ủi_(quần_áo,_vải_vóc)

Đối với các quần áo hay vải vóc, người ta thường hay ủi chúng bằng bàn là (còn gọi là bàn ủi) để loại bỏ những nếp nhăn trên vải. Hành động này có khi được gọi tắt là ủi đồ. Khi các phân tử trong polymer của sớ vải bị nung nóng, sẽ không kết cấu chặt vào nhau và bị nới ra, sức nặng của bàn là và sức ép của thợ ủi qua đó làm thay đổi hình dạng của sớ vải. Đến khi nguội vải vẫn sẽ giữ hình thái thẳng này. Thường nhiệt độ cần thiết là khoảng 100 °C.[1] Nhiều loại vải (ví dụ vải bông) cần có nước phun vào trước khi ủi để ủi dễ dàng hơn. Nhiều loại vải sợi tổng hợp phát triển vào nửa sau thế kỷ 20 gần như không cần phải là mà vẫn thẳng. Một số loại vải như vậy có thành phần là các polyester chống nhăn kết hợp với vải sợi bông.Ngoài công năng chính là loại trừ những nếp nhăn trên vải, việc là ủi quần áo còn có tác dụng tiêu trừ các ký sinh trùngmầm bệnh dưới tác động nhiệt của nó; điều này đặc biệt quan trọng trong các trường hợp ví dụ như ở nơi loài ruồi Cordylobia anthropophaga lộng hành.Mặc dù mốc thời gian hình thành thói là ủi quần áo, vải vóc, ngay từ thời tiền sử người xưa đã từng dùng một số phương pháp và dụng cụ (thủy tinh, gỗ, đá,...) để làm phẳng quần áo. Người Trung Hoa được cho là dân tộc đầu tiên dùng kim loại cho việc là ủi.[2]Bàn là điện được phát minh vào năm 1882 bởi by Howard Seeley. Ông được cấp bằng phát minh vào ngày 6 tháng 6 cùng năm (U.S. Patent no. 259,054).[3]

Liên quan