Ly_giác_(thiên_văn_học)
Ly_giác_(thiên_văn_học)

Ly_giác_(thiên_văn_học)

Trong thiên văn học, ly giác của một hành tinhkhoảng cách góc giữa Mặt Trời và hành tinh đó, so với Trái Đấtđiểm tham chiếu. Ly giác cực đại của một hành tinh bên trong (có quỹ đạo nằm bên trong quỹ đạo Trái Đất) xảy ra khi vị trí của hành tinh này trên quỹ đạo quanh Mặt Trời của nó tiếp tuyến với nơi người quan sát trên Trái Đất. Bởi vì hành tinh bên trong nằm hoàn toàn bên trong quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời, quan sát ly giác của nó không phải là một vấn đề khó khăn (so với các thiên thể bầu trời sâu chẳng hạn). Khi một hành tinh ở ly giác cực đại, sự xuất hiện của nó là xa nhất với Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất, vì thế lúc đó nó dễ dàng được quan sát nhất.Khi một hành tinh bên trong được thấy rõ sau khi mặt trời lặn, nó ở gần ly giác cực đại phía đông. Khi nó được thấy rõ trước khi mặt trời mọc, nó ở gần ly giác cực đại phía tây. Giá trị góc ly giác cực đại (đông hoặc tây) của Sao Thủy là giữa 18° và 28°, trong khi của Sao Kim (sao hôm, sao mai) là giữa 45° và 47°. Các giá trị này thay đổi vì quỹ đạo của các hành tinh có dạng elip hơn là hoàn toàn tròn. Một yếu tố nữa đóng góp vào sự không đồng đều này là độ nghiêng quỹ đạo, tức là mặt phẳng quỹ đạo của mỗi hành tinh hơi nghiêng so với một mặt phẳng tham chiếu, chẳng hạn hoàng đạo hay mặt phẳng bất biến.Các biểu tính toán thiên văn và một số trang web, chẳng hạn Heavens-Above, cho phép dự báo khi nào và tại đâu các hành tinh tới ly giác cực đại lần tiếp theo.