Luật_Hiến_pháp_Hoa_Kỳ

Bài này tuy liên quan đến Hiến pháp Hoa Kỳ nhưng chỉ tập trung nói về mặt ứng dụng của nó trong thực tế, đứng trên góc nhìn pháp lý.Hệ thống luật pháp ở Hoa Kỳ là kết quả quá trình lịch sử phát triển từ các chế độ thuộc địa (colonialism) đi lên thể chế liên bang (federalism). Sau khi chiến tranh giành độc lập kết thúc, các tiểu bang (thuộc địa cũ) chọn gia nhập vào liên bang (hiệp chủng quốc) để tạo nên một quốc gia mới. Trong quá trình thương lượng giữa 13 tiểu bang đầu tiên khi lập quốc và viết nên Hiến pháp, các tiểu bang muốn duy trì chính phủ và luật riêng của mình, và chỉ đồng ý bàn giao một số quyền nhất định cho chính quyền liên bang. Kết quả hiệp thương ấy là bản Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1776 trong đó các khai quốc công thần (founding fathers) đã thiết kế nên thể chế tam quyền phân lập nhằm tránh lặp lại thảm cảnh mà chính quyền Anh quốc (mẫu quốc) đã áp đặt nền trị vì hà khắc đầy lạm dụng quyền lực lên nhân dân thuộc địa Mỹ. Hiến pháp Hoa Kỳ đã tạo nên một thể chế hoàn toàn mới, trong đó hệ thống Tòa án thực tế hoạt động độc lập với hệ thống Hành pháp và hệ thống Lập pháp, đồng thời phối hợp cùng hoạt động trong một chính phủ (government) thống nhất. Hiến pháp đã giao thẩm quyền và quyền hạn rộng lớn cho Tòa án Tối cao Liên Bang. Ở đây chỉ tập trung nói về những nguyên tắc hoạt động và nguyên lý liên quan đến Luật Hiến pháp Hoa Kỳ.Xem toàn văn của Hiến pháp Hoa Kỳ.Xem thêm giới thiệu về Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ.