Liti
Liti

Liti

Liti (tiếng Latinh: Lithium) là tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Li và số hiệu nguyên tử bằng 3, nguyên tử khối bằng 7. Liti là một kim loại mềm có màu trắng bạc thuộc nhóm kim loại kiềm. Trong điều kiện tiêu chuẩn, Liti là kim loại nhẹ nhất và là nguyên tố rắn có mật độ thấp nhất. Giống như tất cả các kim loại kiềm, Liti là chất phản ứng mạnh và dễ cháy nên nó được bảo quản đặc biệt trong dầu khoáng. Liti có ánh kim loại nhưng khi tiếp xúc với không khí ẩm nó bị ăn mòn bề mặt và bị chuyển màu nhanh chóng thành xám bạc mờ, sau đó là xỉn đen. Do có khả năng phản ứng mạnh, Liti không bao giờ có mặt ở dạng nguyên tố trong tự nhiên, do vậy nó chỉ có ở dạng hợp chất ở dạng liên kết ion. Liti có mặt nhiều trong các khoáng sản pegmatit, nhưng do tính dễ hòa tan ở dạng ion, nó cũng có mặt trong nước biển, và thường được tách ra từ muốiđất sét. Ở quy mô thương mại, liti được tách ra bằng phương pháp điện phân từ hỗn hợp của liti cloruakali clorua.Hạt nhân của liti tương đối kém ổn định, vì hai đồng vị bền của liti tự nhiên có năng lượng liên kết thấp nhất trên mỗi hạt nhân của tất cả các hạn nhân bền. Do tính kém ổn định hạt nhân tương đối nên liti ít phổ biến trong hệ mặt trời so với 25 trong số 32 nguyên tố hóa học đứng đầu mặc dù hạt nhân của nó có khối lượng rất nhẹ.[4] Cũng lý do tương tự, liti có mối liên lệ quan trọng với vật lý hạt nhân. Sự chuyển hóa hạt nhân của nguyên tử liti thành heli năm 1932 là phản ứng hạt nhân được thực hiện thành công đầu tiên, và liti-6 deuteride có vai trò là nhiên liệu phân hạch trong các vũ khí nhiệt hạch.[5]Liti và các hợp chất của nó có nhiều ứng dụng công nghiệp như thủy tinh cách nhiệt và gốm sứ, dầu nhờn liti, phụ gia trong sản xuất sắt, thép và nhôm, pin litipin ion liti. Các ứng dụng này tiêu thụ gấp 3/4 sản lượng liti. Bằng chứng thực nghiệm có sẵn là đủ để chấp nhận liti là cần thiết; một RDA tạm thời cho một người trưởng thành nặng 70 kg trong 1,000 μg/ngày đã được đề nghị.[6][7]Liti dạng vết cũng có mặt trong các sinh vật. Nguyên tố này không thể hiện chức năng sinh học rõ ràng, vì các động và thực vật sống tốt mà không cần nó. Các chức năng không quan trọng cũng không loại trừ. Ion liti Li+ ảnh hưởng đến nhiều muối liti đã được chứng minh là hữu ích trong việc ổn định tinh thần trong một số loại thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực, do những ảnh hưởng thần kinh của ion đến cơ thể con người.

Liti

Độ cứng theo thang Mohs 0,6
Trạng thái vật chất Chất rắn
Nhiệt bay hơi 147,1 kJ·mol−1
Mật độ ở thể lỏng ở nhiệt độ nóng chảy: 0,512 g·cm−3
Mô đun nén 11 GPa
mỗi lớp 2, 1
Tên, ký hiệu Liti, Li
Màu sắc Trắng bạc
Cấu hình electron 1s2 2s1 hay [He]2s1
Điện trở suất ở 20 °C: 92,8 n Ω·m
Phiên âm /ˈlɪθiəm/ LI-thee-əm
Độ cảm từ (χmol) +14.2·10−6 cm3/mol (298 K)[3]
Bán kính liên kết cộng hóa trị 128±7 pm
Điểm tới hạn (extrapolated)
3223 K, 67 MPa
Trạng thái ôxy hóa +1 ​Oxit bazơ mạnh
Vận tốc âm thanh que mỏng: 6000 m·s−1 (ở 20 °C)
Độ giãn nở nhiệt 46 µm·m−1·K−1 (ở 25 °C)
Nhiệt dung 24,860 J·mol−1·K−1
Nhiệt lượng nóng chảy 3,00 kJ·mol−1
Số đăng ký CAS 7439-93-2
Năng lượng ion hóa Thứ nhất: 520,2 kJ·mol−1
Thứ hai: 7298,1 kJ·mol−1
Thứ ba: 11815,0 kJ·mol−1
Độ dẫn nhiệt 84,8 W·m−1·K−1
Hình dạng Trắng bạc
Bán kính cộng hoá trị thực nghiệm: 152 pm
Tính chất từ Thuận từ
Bán kính van der Waals 182 pm
Độ âm điện 0,98 (Thang Pauling)
Phân loại   kim loại kiềm
Nhiệt độ nóng chảy 453,69 K ​(180,54 °C, ​356,97 °F)
Khối lượng nguyên tử chuẩn (±) (Ar) 6.941(2)[1] (6.938–6.997)[2]
Số nguyên tử (Z) 3
isoNAChu kỳ bán rãDMDE (MeV)DP
isoNAChu kỳ bán rãDMDE (MeV)DP
6Li7.5%6Li ổn định với 3 neutron
7Li92.5%7Li ổn định với 4 neutron
Mật độ 0,534 g·cm−3 (ở 0 °C, 101.325 kPa)
Mô đun Young 4,9 GPa
Chu kỳ Chu kỳ 2
Nhóm, phân lớp 1s
Mô đun cắt 4,2 GPa
Nhiệt độ sôi 1615 K ​(1342 °C, ​2448 °F)
Cấu trúc tinh thể Lập phương tâm khối

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Liti http://encyclopedia.airliquide.com/Encyclopedia.as... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/343644 http://www.businessinsider.com/new-wyoming-lithium... http://www.businessweek.com/news/2012-06-19/ipad-b... http://www.echeat.com/free-essay/Analysis-of-the-E... http://www.enclabs.com/lithium.html http://www.engineeringtoolbox.com/linear-expansion... http://www.fmclithium.com/Portals/FMCLithiumFineCh... http://books.google.com/?id=D_4WAAAAYAAJ http://books.google.com/?id=Oo3xAmmMlEwC&pg=PA244