Kết_tủa
Kết_tủa

Kết_tủa

Kết tủa là quá trình hình thành chất rắn từ dung dịch khi phản ứng hóa học xảy ra trong dung dịch lỏng. Nếu không chịu tác dụng của trọng lực (lắng đọng) để gắn kết các hạt rắn với nhau, thì các chất tồn tại trong dung dịch ở dạng huyền phù. Sau khi lắng đọng, đặc biệt khi sử dụng phương pháp ly tâm trong phòng thí nghiệm để nén chặt chúng thành khối, chất kết tủa có thể được xem là 'viên'. Sự kết tủa có thể được dùng làm như một môi trường. Chất lỏng không kết tủa còn lại ở trên được gọi là 'supernate' hay 'supernatant' (dịch nổi). Bột thu được từ quá trình kết tủa về mặt lịch sử được gọi là 'bông (tụ)'. Khi chất rắn xuất hiện ở dạng sợi cellulose qua quá trình hóa học, quá trình này được gọi là sự tái sinh (regeneration).Đôi khi sự hình thành chất kết tủa thể hiện sự có mặt của phản ứng hóa học. Ví dụ, nếu dung dịch bạc nitrat đổ vào dung dịch natri clorua thì phản ứng hóa học xảy ra tạo thành chất kết tủa có màu trắngbạc clorua. Hoặc khi dung dịch kali iodua phản ứng với dung dịch chì (II) nitrat, thì hình thành kết tủa màu vàng của chì (II) iodua.Kết tủa cũng có thể xuất hiện nếu hàm lượng hợp chất vượt ngưỡng tan của nó (xuất hiện khi trộn các dung môi hoặc thay đổi nhiệt độ của chúng). Sự kết tủa có thể xảy ra rất nhanh từ dung dịch bão hòa.Danh từ này Ủy ban Quốc gia Soạn thảo Danh từ Chuyên môn của Việt Nam Cộng hòa dịch là trầm hiện.