Kế_Hoàng_hậu

Thanh Cao Tông Kế Hoàng hậu (chữ Hán: 清高宗繼皇后, 11 tháng 3, năm 1718 - 19 tháng 8, năm 1766), Na Lạp thị, là Hoàng hậu thứ 2 của Thanh Cao Tông Càn Long Đế, cũng là Hoàng hậu nhà Thanh duy nhất không có thụy hiệu. Trong Thanh sử cảo, bà được gọi là Hoàng hậu Ô Lạp Na Lạp thị (皇后烏拉那拉氏), sử Triều Tiên gọi là Thanh Cao Tông Hoàng hậu (清高宗皇后), các sách đương thời gọi Na Lạp Hoàng hậu (那拉皇后) hay Nạp Lan Hoàng hậu (納蘭皇后)[Chú 1].Từ vị trí Trắc Phúc tấn, Na Lạp thị tấn lên Phi rồi Quý phi. Sau khi Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu mất, chỉ trong vòng chưa tới 5 tháng, Na Lạp thị đã được "tuyên bố" bởi Càn Long Đế rằng sẽ là người kế thừa vị trí Trung cung, phong làm Hoàng quý phi, rồi sáng tạo ra danh hiệu [Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự; 皇貴妃攝六宮事], lễ nghi án theo lễ lập Hậu[1]. Có thể nói quy cách năm đó của Na Lạp thị là điều chưa từng có trong lịch sử nhà Thanh. Sau khi trở thành Hoàng hậu, Na Lạp thị cùng Càn Long Đế ân ái, thường đi theo Hoàng đế tham gia các buổi du tuần quan trọng[2]. Tuy nhiên vào đầu năm Càn Long thứ 30 (1765), khi cùng Càn Long Đế thực hiện Nam tuần, Na Lạp thị đột ngột bị thất sủng và bị đưa về Bắc Kinh. Không lâu sau đó, Càn Long Đế ra chỉ thu hồi toàn bộ sách văn của bà và giam lỏng trong cung.Quyết định này của Càn Long Đế cho đến nay vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi của lịch sử nhà Thanh. Việc bà bị cấm túc cũng đã dấy lên nhiều dị nghị bất bình trong triều đình lúc bấy giờ. Theo những tài liệu thể hiện, cùng lời giải thích vào năm 1778 của bản thân Càn Long Đế, ngày hôm đó Hoàng hậu Na Lạp thị đã cắt tóc để xuất gia, mà việc cắt tóc (tiễn phát) là điều đại kỵ nhất trong quốc tục Mãn Thanh. Khi Na Lạp hoàng hậu qua đời, Càn Long Đế không ban thụy hiệu, lại án theo lễ Hoàng quý phi mà an táng, dùng [Hoăng; 薨] thay vì [Băng; 崩] dành cho Đế-Hậu để tuyên cáo thiên hạ cái chết của bà. Những điều này đã khiến nhiều triều thần phản đối, có quan viên vì ngăn cản mà bị lưu đày. Rất nhiều lời đồn và nghi vấn về sự kiện này trong nhân gian, đặc biệt nhất là trong chuyến tuần du Giang Nam, chủ yếu xoay quanh việc Càn Long Đế định cho các kỹ nữ nhập cung khiến cho Hoàng hậu nổi giận mà cắt tóc.Trong tờ [Thỉnh an chiết] được trưng bày tại bảo tàng Nam Kinh vừa được công bố triển lãm, có nội dung liên quan đến sự việc của Hoàng hậu. Cũng trong năm xảy ra việc, Càn Long Đế mệnh các Nội đại thần của Nội vụ phủ kiểm soát gắt gao hành tung của Hoàng hậu khi hạ lệnh giam lỏng bà, còn bắt tra khảo 3 vị cung nữ phục vụ bà ngay cái đêm mà Hoàng hậu cắt tóc. Chung quy, theo tờ thỉnh an chiết, thì đến cuối cùng Càn Long Đế cũng không hề biết được nguyên nhân vì sao Hoàng hậu đã làm vậy, bèn cảm thán nói ở cuối lời phê rằng: [Xem ra, nàng ngày thường rất hận Trẫm].

Kế_Hoàng_hậu

Thụy hiệu
Thụy hiệu
Không có
Thu hồi sách bảo
Thân mẫu Lang Giai thị
Kế nhiệm Hiếu Thục Duệ Hoàng hậu
Tiền nhiệm Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu
Đăng quang 2 tháng 8 năm 1750
Hậu duệHậu duệ
Hậu duệ
Vĩnh Cơ
Hoàng ngũ nữ
Vĩnh Cảnh
Sinh (1718-03-11)11 tháng 3, 1718
Phối ngẫu Thanh Cao Tông
Càn Long Hoàng đế
Mất 19 tháng 8, 1766(1766-08-19) (48 tuổi)
Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
Tại vị 10 tháng 7 năm 1750
- 14 tháng 7 năm 1766
An táng 28 tháng 9 năm 1766
Minh lâu trong Phi viên tẩm của Thanh Dụ lăng
Thân phụ Na Nhĩ Bố