Kinh_tế_Hoa_Kỳ
Kinh_tế_Hoa_Kỳ

Kinh_tế_Hoa_Kỳ

Nền kinh tế Hoa Kỳ (Mỹ) là nền kinh tế hỗn hợp có mức độ phát triển cao.[22][23] Đây là nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo giá trị GDP danh nghĩa (nominal) và lớn thứ hai thế giới tính theo ngang giá sức mua (PPP).[24] Nó có GDP bình quân đầu người đứng thứ 7 thế giới tính theo giá trị danh nghĩa và thứ 11 thế giới tính theo PPP năm 2016.[25][26] Đồng đô la Mỹ (USD) là đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong các giao dịch quốc tế và là đồng tiền dự trữ phổ biến nhất thế giới, được bảo đảm bằng nền khoa học công nghệ tiên tiến, quân sự vượt trội, niềm tin vào khả năng trả nợ của chính phủ Mỹ, vai trò trung tâm của Hoa Kỳ trong hệ thống các tổ chức toàn cầu kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 (WWII) và hệ thống đô la dầu mỏ (petrodollar system).[27][28] Một vài quốc gia sử dụng đồng đô la Mỹ là đồng tiền hợp pháp chính thức, và nhiều quốc gia khác coi nó như đồng tiền thứ hai phổ biến nhất (de facto currency).[29][30] Những đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ bao gồm Trung Quốc, Canada, Mexico, Nhật Bản, Đức, Nam Hàn, Anh Quốc, Pháp, Ấn Độ và Đài Loan.[31]Nền kinh tế Hoa Kỳ phát triển nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ và năng suất lao động cao.[32] Giá trị nguồn tài nguyên thiên nhiên đứng cao thứ hai thế giới, ước đạt 45 nghìn tỷ đô la năm 2016.[33] Người Mỹ có mức thu nhập hộ gia đình và mức tiền công trung bình cao nhất trong khối các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD), và đứng thứ 4 về mức thu nhập bình quân năm 2010, giảm 2 bậc so với mức cao nhất năm 2007.[34][35] Hoa Kỳ cũng có nền kinh tế quốc dân lớn nhất thế giới (không bao gồm vùng thuộc địa) kể từ những năm 1890.[36] Hoa Kỳ là nhà sản xuất dầu mỏ[37] và khí gas[38] lớn thứ 3 thế giới. Trong năm 2016, Mỹ là quốc gia có kim ngạch thương mại lớn nhất, cũng như là nhà sản xuất hàng hoá lớn thứ 2 toàn cầu, đóng góp vào một phần năm tổng sản lượng thế giới.[39] Nước Mỹ không chỉ có nền kinh tế lớn nhất, mà còn có sản lượng công nghiệp lớn nhất theo báo cáo Diễn đàn thương mại và phát triển (UNCTAD).[40] Nước Mỹ không chỉ có thị trường nội địa lớn nhất cho các loại hàng hoá, mà còn chiếm vị trí tuyệt đối trong thị trường dịch vụ. Tổng giao dịch thương mại đạt 4,92 nghìn tỷ đô la năm 2016.[41] Trong tổng số 500 công ty lớn nhất thế giới, có 134 công ty đặt trụ sở tại Hoa Kỳ.[42]Hoa Kỳ có một trong những thị trường tài chính lớn nhất và ảnh hưởng nhất toàn cầu. Thị trường chứng khoán New York (NYSE) hiện là thị trường chứng khoán có mức vốn hoá lớn nhất.[43] Các khoản đầu tư nước ngoài tại Mỹ đạt 2,4 nghìn tỷ đô la,[44] trong khi những khoản đầu tư của Mỹ ra nước ngoài vượt 3,3 nghìn tỷ đô la.[45] Nền kinh tế Mỹ luôn dẫn đầu trong các khoản đầu tư trực tiếp[46] và tài trợ cho nghiên cứu và phát triển.[47] Chi tiêu tiêu dùng chiếm 71% GDP năm 2013.[48] Hoa Kỳ có thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới, với chi tiêu trung bình hộ gia đình lớn gấp 5 lần tại Nhật Bản.[49] Thị trường lao động Mỹ đã thu hút người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới và tỷ lệ nhập cư ròng tại đây luôn nằm trong mức cao nhất thế giới.[50] Hoa Kỳ nằm trong bảng xếp hạng một trong các quốc gia có nền kinh tế cạnh tranh và hoạt động hiệu quả nhất theo các báo cáo của Ease of Doing Business, Báo cáo cạnh tranh toàn cầu và các báo cáo khác.[51]Nền kinh tế Hoa Kỳ đã trải qua đợt suy thoái theo sau khủng hoảng tài chính năm 2007-08, với sản lượng năm 2013 vẫn dưới mức tiềm năng theo báo cáo cơ quan ngân sách quốc hội.[52] Tuy nhiên nền kinh tế đã bắt đầu hồi phục từ nửa sau năm 2009, và tới tháng 10 năm 2017, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ mức cao 10% xuống còn 4,1%. Vào tháng 12 năm 2014, tỷ lệ nợ công đã chiếm hơn 100% GDP.[53] Tổng tài sản có tài chính nội địa đạt tổng 131 nghìn tỷ đô la và tổng nợ tài chính nội địa là 106 nghìn tỷ đô la.[54]

Kinh_tế_Hoa_Kỳ

Chi $3.9 nghìn tỷ (2016)[19]
Xếp hạng GDP
FDI $3.64 nghìn tỷ (2016)[16]
Nợ công 73.8% of GDP (2016)[18]
Tổng nợ nước ngoài $18.28 nghìn tỷ (March 2017)[17]
Đối tác NK
GDP $290,50nghìn tỷ (2017)[2]
Tỷ lệ nghèo 12.7% (2016)[6]
Tiền tệ US$ (USD)
Dollar Index
Đối tác XK
Lạm phát (CPI) 0.4% (August 2017)[5]
Mặt hàng NK
Thu $3.3 nghìn tỷ (2016)[19]
Thất nghiệp 4.1% (October 2017)[11]
Hệ số Gini 0.482 (2015 est.)[7]
Xếp hạng thuận lợi kinh doanh 6th (2018)[12]
Xuất khẩu $1.45 nghìn tỷ (2016)[13]
Năm tài chính 1 tháng 10 năm 2017 – 30 tháng 9 năm 2018
Lực lượng lao động 160.5 triệu người (2017)[8]
7.5 triệu người thất nghiệp (February 2017)[9]
GDP theo lĩnh vực Nông nghiệp: 1.1%
Công nghiệp: 19.4%
Dịch vụ: 79.5%
(2016)[4]
Thâm hụt ngân sách −2.9% GDP (2016)
note: Tại Mỹ, thu từ ngân sách không bao gồm khoản đóng góp từ xã hội khoảng $1 nghìn tỷ; chi ngân sách không bao gồm phúc lợi xã hội khoảng $2,3 nghìn tỷ (2015)
Cơ cấu lao động theo nghề
Viện trợ donor: ODA, $33.59 tỷ (2016)[20]
Mặt hàng XK
Tăng trưởng GDP 2.6% (Q4 2017)[3]
Dự trữ ngoại hối $118.525 tỷ (June 23, 2017)[21]
GDP đầu người $59,407 (2017)[2]
5 (danh nghĩa) / 10 (PPP)
Các ngành chính Dầu mỏ, thép, phương tiện vận tải, vũ trụ, viễn thông, hóa học, điện tử, chế biến thức ăn, hàng tiêu dùng, gỗ, khai thác mỏ, công nghiệp quốc phòng
Nhập khẩu $2.25 nghìn tỷ (2016)[13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh_tế_Hoa_Kỳ http://www.aci.aero/News/Releases/Most-Recent/2014... http://www.abc.net.au/news/stories/2009/12/15/2771... http://europe.chinadaily.com.cn/epaper/2011-07/01/... http://www.amtrak.com/servlet/BlobServer?blobcol=u... http://www.barclayswealth.com/files/volume5.pdf http://www.bbc.com/news/business-36599316 http://www.boston.com:80/news/politics/2008/articl... http://www.briskfox.com/open/years/2009_q1/do_v_c4... http://www.businessinsider.com/balance-of-goods-us... http://www.capgemini.com/insights-and-resources/by...