Kinh_tế_Cộng_hòa_Dân_chủ_Nhân_dân_Triều_Tiên

Kinh tế Bắc Triều Tiên phản ánh những quan hệ sản xuất, cơ cấu kinh tế và tình hình kinh tế, đời sống tại CHDCND Triều Tiên. Nhìn chung, nền kinh tế CHDCND Triều Tiên là một nền kinh tế công nghiệp với việc sản xuất công nghiệp là hoạt động chính và một nền nông nghiệp gần như tự cung tự cấp do bị cấm vận, đây cũng là một nền kinh tế gần như hoàn toàn thuộc Chính phủ và phát triển theo kế hoạch nhà nước.[3] Quốc gia này có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ, đất nông nghiệp được tập thể hóa, các ngành công nghiệp đều do nhà nước quản lý dưới hình thức sở hữu nhà nước,[4] công nghiệp nặng được chú trọng đặc biệt, nhất là công nghiệp quốc phòng. CHDCND Triều Tiên được đánh giá là rất giàu tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là trữ lượng đất hiếm, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu gồm thiết bị quân sự, máy xây dựng, điện hóa chất, khoáng sản, hàng dệt may và chế biến thực phẩm. Sản phẩm nông nghiệp gồm lúa, ngô, khoai tây, đậu đỗ, táo, nấm, các gia súc như trâu, , lợn, trứng.[4]Kinh tế CHDCND Triều Tiên do tính cô lập của nó rất khó khăn để đánh giá một cách toàn diện và chính xác. Chính phủ Triều Tiên không công bố các chỉ tiêu, kết quả kinh tế hàng năm do đó dữ liệu thu thập được thông qua nghiên cứu và ước tính. Truyền thông Phương Tây thường mô tả kinh tế CHDCND Triều Tiên là một nền kinh tế yếu kém, trì trệ và bị cô lập[5][6] và là một nền kinh tế hiện lao đao vì lệnh trừng phạt và cấm vận của Liên Hợp Quốc cũng như khó khăn do ảnh hưởng từ sự sụp đổ của Liên Xô cũ trong giữa những năm 1990.[7][8] Trái lại, cũng có một số nhà nghiên cứu như Patrick Maurustin rằng nền kinh tế CHDCND Triều Tiên không quá nghèo nàn và khép kín như người ta tưởng và ông cũng cho nước này có thể phát triển với điều kiện chính sách cải tổ được tiếp tục và "một nhà nước hiện đại" được thiết lập[9] Các nhận định khác cho rằng nền kinh tế CHDCND Triều Tiên vốn dĩ tách biệt với thế giới bên ngoài cho nên khó có thể hình dung được cuộc sống hiện tại của người dân nước này và để đánh giá được khả năng thực sự của nền kinh tế nước này cũng là một điều khó khăn.[10] Chưa kể đến CHDCND Triều Tiên hiếm khi đưa ra thống kê nên số thực của GDP của họ chỉ có thể phỏng đoán tương đối.[11]Nói chung, kinh tế CHDCND Triều Tiên đang gặp nhiều khó khăn vì không tồn tại cơ chế thị trường đồng thời thường gặp phải thiên tai như hạn hán, lụt lội, lạnh giá.[12] Hơn bất cứ nước nào trên thế giới, CHDCND Triều Tiên áp dụng chính sách điều hành kinh tế bằng những mệnh lệnh từ cấp cao, ít chịu ảnh hưởng của thị trường. Do những sai lầm về chính sách cũng như sự sụp đổ của hệ thống Xã hội chủ nghĩa, sự bao vây cấm vận của Mỹ đã khiếnTriều Tiên từ tụt hậu rồi lâm vào nạn đói những năm 1990, dù nước này vốn từng có thời phát triển hơn cả Hàn Quốc[13] Gần đây nhất là vụ đổi tiền năm 2009 trong Chương trình cải cách tiền tệ được cho là đã xóa sạch các khoản tiết kiệm trong người dân [8][14]Truyền thông của Hoa Kỳ các nước phương Tây và Hàn Quốc thường mô tả rằng nền kinh tế CHDCND Triều Tiên đang đứng trên bờ sụp đổ và điêu tàn[15] Bất chấp lệnh trừng phạt, CHDCND Triều Tiên vẫn có quan hệ ngoại giao và thương mại với hơn 150 nước trong đó có nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu (EU). Theo Niên giám các nước trên thế giới của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), kinh tế của CHDCND Triều Tiên là một trong những nền kinh tế tập trung nhất và ít cởi mở nhất thế giới, đồng thời triền miên đối mặt với những vấn đề nan giải về kinh tế. CHDCND Triều Tiên được đánh giá là rất giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng sự chi tiêu cho quân sự với quy mô lớn đang làm hao mòn nguồn tài nguyên này.CHDCND Triều Tiên, với hỗ trợ từ Trung Quốc, đã cải thiện được hệ thống cơ sở hạ tầng trong đó có hạ tầng phục vụ cho hoạt động khai mỏ. Triều Tiên cũng không hẳn phải phụ thuộc vào thị trường chợ đen để có tiền hỗ trợ hoạt động.[11] Triều Tiên vẫn tự hào là một số nơi ở thủ đô Bình Nhưỡng đã trở thành xứ thần tiên xã hội chủ nghĩa[16] Lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc từng giảm lượng ngoại tệ mạnh mà Triều Tiên nhận được, nhưng những cải cách thị trường diễn ra từ năm 2002 và việc dự trữ những khoản tiền dôi ra, cứu trợ lương thựcnhiên liệu có thể giúp nước ngày có được chỗ dựa để có thể tiếp tục thách thức.[10] Triều Tiên ít nhất có khoảng 2.000 tấn vàng dự trữ, trị giá ít nhất là 8 tỉ USD.Năm 2011, sau khi Kim Chŏng'ŭn lên nắm quyền thay cha, một số nhà phân tích cho rằng vị lãnh đạo mới sẽ dùng thời gian này để cố gắng thực hiện việc đưa CHDCND Triều Tiên trở thành quốc gia "hùng mạnh và thịnh vượng" vào năm 2012. Nhiệm vụ đặt ra là có biện pháp hồi sinh nền kinh tế và Triều Tiên không muốn từ bỏ hệ thống kinh tế kế hoạch. Việc Triều Tiên bị cấm vận đã làm các khó khăn tăng lên gẩp bội.[17] Nhiều nhận định cho rằng nền kinh tế CHDCND Triều Tiên có thể sẽ trở nên cởi mở hơn dưới chính quyền mới nhất là những định hướng cải cách. Những nhà phân tích khác cũng đồng tình về khả năng ban lãnh đạo mới của CHDCND Triều Tiên có lập trường hợp tác hơn trong vòng đàm phán 6 bên, nhằm đổi lại khoản viện trợ lương thực lớn từ cộng đồng quốc tế vào những năm tiếp theo.[18]Trong năm 2012, CHDCND Triều Tiên tuyên bố đã đạt được mục tiêu trở thành một nhà nước hùng cường và thịnh vượng. Hiện tại, CHDCND Triều Tiên đang gặp phải nhiều khó khăn để vượt qua lệnh cấm vận[19]. Năm 2013, Triều Tiên đã quyết định bán một số vàng dự trữ cho Trung Quốc nỗ lực để vượt qua cuộc khủng hoảng. Trong các giải pháp cụ thể để xây dựng kinh tế, giải pháp cơ bản nhất được CHDCND Triều Tiên lựa chọn là kết hợp giữa phát động phong trào quần chúng với áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ. Khi cần đến hiệu quả về quy mô nhân lực, CHDCND Triều Tiên đã huy động đông đảo lực lượng quần chúng tham gia phong trào lao động sản xuất, tập trung sức hoàn thành công việc trong một thời gian ngắn, lực lượng quân đội phát huy vai trò "chủ lực" và đi đầu trong nhiệm vụ này. CHDCND Triều Tiên coi trọng giải pháp ứng dụng khoa học kỹ thuật, coi khoa học kỹ thuật hiện đại là khâu trung tâm để phát huy hiệu quả thiết thực.[20]

Kinh_tế_Cộng_hòa_Dân_chủ_Nhân_dân_Triều_Tiên

Thu $3 tỷ
Mặt hàng NK Ngũ cốc, nông sản,...
Chi $3 tỷ
Xuất khẩu $4,582 tỷ (2017)[1]
Năm tài chính Năm niên lịch
Tổng nợ nước ngoài $5 tỷ (2013 est.)[1]
Đối tác NK  Trung Quốc 61.6%
 Hàn Quốc 20.0%
 Liên minh châu Âu 4.0%[1]
GDP ~$40 tỷ (2015)[1]
GDP theo lĩnh vực 47,6% từ công nghiệp,
29,9% từ dịch vụ,
22,5% trong nông nghiệp
ngư nghiệp. (2017 est.)[1]
Mặt hàng XK Khoáng sản
Sản phẩm công nghiệp
Sản phẩm nông nghiệp
Tài nguyên thiên nhiên (than đá, chì, kẽm, đất hiếm),...
Tiền tệ Won
Đối tác XK  Trung Quốc 63%
 Hàn Quốc 27% (2011)[1]
Tăng trưởng GDP 1,1% (2013)[2]
GDP đầu người ~1.800 USD[1] (theo sức mua tương đương, 2012)
Các ngành chính Thiết bị quân sự
Khai khoáng (than đá, sắt, kẽm, chì)
Kim loại
Chế biến thực phẩm
Du lịch
Nhập khẩu $3,86 tỷ (2016)[1]