Khởi_nghĩa_Shimabara
Khởi_nghĩa_Shimabara

Khởi_nghĩa_Shimabara

Tổng thương vong 21.800 ngườiKhởi nghĩa Shimabara hay cuộc nổi loạn Shimabara (島原の乱 (Đảo Nguyên loạn), Shimabara no ran?) là một cuộc nổi dậy tại địa điểm nay thuộc tỉnh Nagasaki ở vùng Tây Nam Nhật Bản kéo dài từ ngày 17 tháng 12 năm 1637, đến ngày 15 tháng 4 năm 1638, trong thời kỳ Edo. Cuộc nổi dậy này phần lớn liên quan đến nông dân, hầu hết trong số họ là tín đồ Công giáo.Đó là một trong số ít những trường hợp bất ổn nghiêm trọng trong thời kỳ cai trị tương đối thanh bình của Mạc phủ Tokugawa.[3] Với sự nổi lên của việc xây dựng một lâu đài mới ở Shimabara của gia tộc Matsukura, thuế khoá đã bị đẩy lên đáng kể, gây ra sự tức giận từ phía nông dân địa phương và rōnin (samurai không có chủ nhân). Việc đàn áp tôn giáo của các tín đồ Công giáo địa phương càng làm trầm trọng thêm bất mãn, đã trở thành cuộc nổi loạn công khai vào năm 1637. Mạc phủ Tokugawa đã phái một lực lượng hơn 125.000 quân để đàn áp quân phiến loạn và sau một cuộc bao vây kéo dài chống lại quân nổi dậy tại thành Hara, lực lượng Mạc phủ đã đánh bại quân phiến loạn.Trong sự trỗi dậy của cuộc nổi loạn, lãnh đạo phiến quân Công giáo Amakusa Shirō bị chặt đầu và việc cấm đạo Công giáo được thi hành nghiêm ngặt. Chính sách ly khai quốc gia của Nhật Bản đã được thắt chặt và chính sách khủng bố Công giáo tiếp tục diễn ra cho đến những năm 1850. Sau sự đàn áp thành công cuộc nổi dậy, daimyō của Shimabara, Matsukura Katsuie, bị chặt đầu vì tội lỗi, trở thành daimyō duy nhất bị chặt đầu trong thời kỳ Edo.

Khởi_nghĩa_Shimabara

Thời gianĐịa điểmKết quả
Thời gianCuối 1637 - đầu 1638
Địa điểm
Kết quảPhe Tokugawa thắng; đạo Công giáo ở Nhật Bản bước vào thời kỳ phải hoạt động ngầm
Kết quả Phe Tokugawa thắng; đạo Công giáo ở Nhật Bản bước vào thời kỳ phải hoạt động ngầm
Thời gian Cuối 1637 - đầu 1638
Địa điểm