Kháng_Cách
Kháng_Cách

Kháng_Cách

Danh xưng Tin Lành thường được dùng để chỉ một cộng đồng các giáo hội khởi phát từ cuộc cải cách tôn giáo bắt đầu vào thế kỷ 16 bởi Martin Luther. Là tu sĩ Dòng Augustinô, mục tiêu ban đầu của Luther là kêu gọi cải cách từ bên trong Giáo hội Công giáo Rôma, về sau ông tách rời khỏi Giáo hội Công giáo và thành lập Giáo hội Luther. Trong khi đó tại Châu Âu, nhiều người có quan điểm tương tự như của Luther cũng bắt đầu tách khỏi Công giáo và thành lập các giáo phái khác nhau. Họ được gọi dưới tên chung là Kháng Cách, hay Tân giáo (để phân biệt với cựu giáo là Công giáo). Kháng Cách được xem là một trong ba nhánh chính của Cơ Đốc giáo, cùng với Công giáo RômaChính Thống giáo Đông phương.Cộng đồng Kháng Cách bao gồm các giáo hội thuộc Cơ Đốc giáo chấp nhận nền thần học của cuộc Cải cách Tin Lành. Nền thần học này từ chối công nhận thẩm quyền của Giáo hoàng, với niềm xác tín rằng chỉ có Kinh Thánh (không phải Truyền thống thánh hoặc quyền giải thích Kinh Thánh dành cho các chức sắc cao cấp của giáo hội[1]) là nguồn chân lý duy nhất, và tin rằng chỉ bởi ân điển của Thiên Chúa mà con người được cứu rỗi. Những luận điểm chính của thần học Kháng Cách được tóm tắt trong Năm Tín lý Duy nhất.Thuật từ Protestantismus (Kháng Cách), có gốc từ tiếng Latin protestatio nghĩa là tuyên bố hoặc phản đối, được dùng để chỉ thư kháng nghị của các thân vương (trong đó có tuyển đế hầu) và đại diện các thành phố tự do thuộc Thánh chế La Mã chống lại nghị quyết của Hội nghị Speyer lần thứ hai, nghị quyết này tái khẳng định lập trường của Hội nghị Worms chống lại cuộc Cải cách Tin Lành.[2] Lúc ấy, người ta gọi những người ủng hộ thư kháng nghị và lập trường cải cách là người phản kháng hay kháng nghị. Từ đó, thuật từ Kháng Cách, bao hàm nhiều ý nghĩa khác nhau, được dùng để chỉ Cơ Đốc giáo phương Tây không công nhận thẩm quyền của Giáo hoàng.[2] Trước thời điểm xảy ra kháng nghị vào tháng 4 năm 1529, người ta dùng thuật từ evangelisch (gốc từ tiếng Hy Lạp, mang nghĩa là Phúc Âm hay Tin Lành) để gọi những người theo cuộc cải cách.Trong ý nghĩa rộng lớn hơn, tên gọi Kháng Cách dùng để chỉ các giáo hội khác nhau, tách khỏi Công giáo do chịu ảnh hưởng của Martin LutherJohn Calvin, người khởi xướng và lãnh đạo một cuộc cải cách tôn giáo khác tại Geneve, Thuỵ Sĩ. Bên cạnh đó cũng xuất hiện một số phong trào cải cách khác, thường được gọi là Cải cách triệt để. Trong khi đó nhiều nhóm tôn giáo tách khỏi Công giáo cũng được gán cho nhãn hiệu Kháng Cách dù chính họ cũng phủ nhận mọi liên hệ với Luther, Calvin hay với Công giáo.

Kháng_Cách

Liên quan