James_Clerk_Maxwell
James_Clerk_Maxwell

James_Clerk_Maxwell

James Clerk Maxwell FRS FRSE (13 tháng 6 năm 1831 – 5 tháng 11 năm 1879) là một nhà toán học, một nhà vật lý học người Scotland.[2][3][4] Thành tựu nổi bật nhất của ông đó là thiết lập lên lý thuyết cổ điển về bức xạ điện từ, mà đã lần đầu tiên bắc chiếc cầu nối giữa điện học, từ học, và ánh sáng như là biểu hiện của cùng một hiện tượng. Phương trình Maxwell của trường điện từ đã được gọi là "lần thống nhất vĩ đại thứ hai trong vật lý"[5] sau lần thống nhất bởi Isaac Newton.Với bài báo Một lý thuyết động lực học của trường điện từ công bố năm 1865, Maxwell đã chứng tỏ được rằng lực tĩnh điệntừ trường lan truyền trong không gian như là các sóng chuyển động với vận tốc bằng tốc độ ánh sáng. Maxwell cho rằng ánh sáng là một dạng dao động sóng trong cùng một môi trường mà là nguyên nhân gây các các hiện tượng điện và từ.[6] Sự thống nhất của ánh sáng với các hiện tượng điện đã đưa đến tiên đoán tồn tại sóng vô tuyến.Maxwell đóng vai trò trong việc phát triển phân phối Maxwell–Boltzmann, một phương pháp thống kê miêu tả các đặc điểm của thuyết động học chất khí. Ông là người đầu tiên đưa ra phương pháp tạo ra ảnh màu bền lâu vào năm 1861 và ông có những công trình nền tảng trong lý thuyết phân tích độ cứng của hệ khung liên kết bởi các nút và thanh (khung giàn) như ở kết cấu cầu.Các khám phá của ông đã mở ra lối đi cho vật lý hiện đại, đặt cơ sở cho các lĩnh vực như thuyết tương đối hẹpcơ học lượng tử. Nhiều nhà vật lý coi Maxwell là nhà khoa học thế kỷ 19 có ảnh hưởng lớn nhất đến vật lý thế kỷ 20. Đóng góp của ông đối với khoa học được sánh ngang với các nhà khoa học Isaac NewtonAlbert Einstein.[7] Trong một cuộc khảo sát bỏ phiếu chọn ra 100 nhà vật lý có tầm ảnh hưởng nhất trong 1000 năm qua—Maxwell được đánh giá xếp thứ ba, chỉ xếp sau Newton và Einstein.[8] Vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Maxwell, Einstein đã miêu tả các công trình của Maxwell "có tầm sâu sắc nhất và là mảnh đất màu mỡ nhất mà vật lý có được kể từ thời của Newton".[9]

James_Clerk_Maxwell

Nơi công tác Marischal College, Aberdeen
King's College, London
Đại học Cambridge
Tư cách công dân Anh
Cố vấn nghiên cứu William Hopkins
Học vấn Đại học Edinburgh
Đại học Cambridge
Quốc tịch Scotland
Nổi tiếng vì Phương trình Maxwell
Phân phối Maxwell–Boltzmann
Con quỷ của Maxwell
Đĩa Maxwell
Định lý Maxwell
Vật liệu Maxwell
Mô hình Maxwell tổng quát
Dòng điện dịch
Cuộn Maxwell
Bánh xe Maxwell[1]
Sinh (1831-06-13)13 tháng 6 năm 1831
Edinburgh, Scotland
Mất 5 tháng 11 năm 1879(1879-11-05) (48 tuổi)
Cambridge, Anh
Sinh viên đáng chú ý George Chrystal
John Henry Poynting
Ngành Toán họcVật lý học
Giải thưởng Giải Smith (1854)
Giải Adams (1857)
Huy chương Rumford (1860)
Giải Keith (1869–71)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: James_Clerk_Maxwell //nla.gov.au/anbd.aut-an35336156 http://www.numericana.com/arms/maxwell.htm http://www.scribd.com/doc/39568221/maxwell-on-fara... http://www.sonnetsoftware.com/bio/maxbio.pdf http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://ecee.colorado.edu/~ecen3410/ECEN3410-FirstC... http://users.ece.gatech.edu/~alan/ECE6451/Lectures... http://adsabs.harvard.edu/abs/1804RSPT...94....1Y http://adsabs.harvard.edu/abs/1865RSPT..155..459C http://www.haverford.edu/physics-astro/songs/rigid...