Iridi
Iridi

Iridi

Iridi là một nguyên tố hóa học với số nguyên tử 77 và ký hiệu là Ir. Là một kim loại chuyển tiếp, cứng, màu trắng bạc thuộc nhóm platin, iridi là nguyên tố đặc thứ 2 (sau osmi) và là kim loại có khả năng chống ăn mòn nhất, thậm chí ở nhiệt độ cao khoảng 2000 °C. Mặc dù chỉ các muối nóng chảy và halogen nhất định mới ăn mòn iridi rắn, bụi iridi mịn thì phản ứng mạnh hơn và thậm chí có thể cháy. Các hợp chất iridi quan trọng nhất được sử dụng là các muối và axit tạo thành với clo, mặc dù iridi cũng tạo thành một số các hợp chất kim loại hữu cơ được dùng làm chất xúc tác và nghiên cứu.191Ir và 193Ir là hai đồng vị tự nhiên của iridi và cũng là hai đồng vị bền; trong đó đồng vị 193Ir phổ biến hơn.Iridi được Smithson Tennant phát hiện năm 1803 ở Luân Đôn, Anh, trong số các tạp chất không hòa tan trong platin tự nhiên ở Nam Mỹ. Mặc dù nó là một trong những nguyên tố hiếm nhất trong vỏ Trái Đất, với sản lượng và tiêu thụ hàng năm chỉ 3 tấn, nó có nhiều ứng dụng trong công nghiệp đặc thù và trong khoa học. Iridi được dùng với chức năng chống ăn mòn cao ở nhiệt độ cao như nồi nung làm tái kết tinh của các chất bán dẫn ở nhiệt độ cao, các điện cực trong sản xuất clo, và máy phát nhiệt điện đồng vị phóng xạ được dùng trong phi thuyền không người lái. Các hợp chất iridi cũng được dùng làm các chất xúc tác trong sản xuất axit axetic. Trong công nghiệp ôtô, iridi được dùng làm bugi (high-end after-market sparkplugs) với vai trò điện cực trung tâm, thay thế việc sử dụng các kim loại thông thường.Các dị thường iridi cao trong lớp sét thuộc ranh giới địa chất K-T (kỷ Creta-kỷ Trias) đã đưa đến giả thuyết Alvarez, mà theo đó sự ảnh hưởng của một vật thể lớn ngoài không gian đã gây ra sự tiệt chủng của khủng long và các loài khác cách đây 65 triệu năm. Iridi được tìm thấy trong các thiên thạch với hàm lượng cao hơn hàm lượng trung bình trong vỏ Trái Đất.[6] Người ta cho rằng lượng iridi trong Trái Đất cao hơn hàm lượng được tìm thấy trong lớp vỏ đá của nó, nhưng có mật độ cao và khuynh hướng của iridi liên kết với sắt, hầu hết iridi giảm theo chiều từ bên dưới lớp vỏ đi vào tâm Trái Đất khi Trái Đất còn trẻ và vẫn nóng chảy.Iridi có thể được làm thành dải hoặc dây mảnh bằng cách cán hoặc chuốt kéo.

Iridi

Độ cứng theo thang Mohs 6,5
Trạng thái vật chất Chất rắn
Nhiệt bay hơi 563 kJ·mol−1
Mật độ ở thể lỏng ở nhiệt độ nóng chảy: 19 g·cm−3
Mô đun nén 320 GPa
mỗi lớp 2, 8, 18, 32, 15, 2
Tên, ký hiệu Iridi, Ir
Cấu hình electron [Xe] 4f14 5d7 6s2
Màu sắc Bạc trắng
Độ cứng theo thang Vickers 1760 MPa
Hệ số Poisson 0,26
Điện trở suất ở 20 °C: 47,1 n Ω·m
Phiên âm /[invalid input: 'ɨ']ˈrɪdiəm/
i-RID-ee-əm
Độ cảm từ (χmol) +25,6·10−6 cm3/mol (298 K)[5]
Bán kính liên kết cộng hóa trị 141±6 pm
Trạng thái ôxy hóa −3, −1, 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9[3]
Vận tốc âm thanh que mỏng: 4825 m·s−1 (ở 20 °C)
Độ giãn nở nhiệt 6,4 µm·m−1·K−1
Nhiệt dung 25,10 J·mol−1·K−1
Khối lượng nguyên tử chuẩn (Ar) 192,217[1]
Nhiệt lượng nóng chảy 41,12 kJ·mol−1
Số đăng ký CAS 7439-88-5
Năng lượng ion hóa Thứ nhất: 880 kJ·mol−1
Thứ hai: 1600 kJ·mol−1
Độ dẫn nhiệt 147 W·m−1·K−1
Hình dạng Bạc trắng
Bán kính cộng hoá trị thực nghiệm: 136 pm
Tính chất từ Thuận từ[4]
Độ âm điện 2,20 (Thang Pauling)
Phân loại   kim loại chuyển tiếp
Nhiệt độ nóng chảy 2739 K ​(2466 °C, ​4471 °F)
Số nguyên tử (Z) 77
isoNAChu kỳ bán rãDMDE (MeV)DP
isoNAChu kỳ bán rãDMDE (MeV)DP
188IrTổng hợp1,73 ngàyε1.64188Os
189IrTổng hợp13,2 ngàyε0.532189Os
190IrTổng hợp11,8 ngàyε2.000190Os
191Ir37.3%191Ir ổn định với 114 neutron
192IrTổng hợp73,827 ngàyβ–1.460192Pt
ε1.046192Os
192m2IrTổng hợp241 nămIT0.161192Ir
193Ir62.7%193Ir ổn định với 116 neutron
193mIrTổng hợp10,5 ngàyIT0.080193Ir
194IrTổng hợp19,3 giờβ–2.247194Pt
194m2IrTổng hợp171 ngàyIT?194Ir
Mật độ 22,56 [2] g·cm−3 (ở 0 °C, 101.325 kPa)
Độ cứng theo thang Brinell 1670 MPa
Mô đun Young 528 GPa
Chu kỳ Chu kỳ 6
Nhóm, phân lớp 9d
Mô đun cắt 210 GPa
Nhiệt độ sôi 4701 K ​(4428 °C, ​8002 °F)
Cấu trúc tinh thể Lập phương tâm mặt

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Iridi http://www.britannica.com/EBchecked/topic/293985/i... http://v3.espacenet.com/textdoc?DB=EPODOC&IDX=US32... http://books.google.com/?id=nDhpLa1rl44C&pg=PT125 http://www.platinum.matthey.com/media/1631250/othe... http://www.platinum.matthey.com/uploaded_files/Pt2... http://www.technology.matthey.com/pdf/pmr-v24-i2-0... http://www.nibs.com/ArticleIndex.html http://www.periodicvideos.com/videos/077.htm http://www.platinummetalsreview.com/article/39/4/1... http://www.platinummetalsreview.com/dynamic/articl...