Iran
Iran

Iran

Iran (tiếng Ba Tư: ایران‎ Irān [ʔiːˈɾɒːn] (nghe)), gọi chính thức là nước Cộng hòa Hồi giáo Iran (tiếng Ba Tư: جمهوری اسلامی ایران‎ Jomhuri-ye Eslāmi-ye Irān phát âm (trợ giúp·thông tin)),[14] là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Á.[15][16] Iran có biên giới về phía tây bắc với Armenia, Azerbaijan, và Cộng hoà Artsakh tự xưng; phía bắc giáp biển Caspi; phía đông bắc giáp Turkmenistan; phía đông giáp AfghanistanPakistan; phía nam giáp vịnh Ba Tưvịnh Oman; còn phía tây giáp Thổ Nhĩ KỳIraq. Iran có dân số trên 79,92 triệu người tính đến năm 2017, là quốc gia đông dân thứ 18 trên thế giới.[17] Lãnh thổ Iran rộng 1.648.195 km², là quốc gia rộng thứ nhì tại Trung Đôngđứng thứ 17 thế giới. Iran có vị thế địa chính trị quan trọng do nằm tại phần trung tâm của đại lục Á-Âu và gần với eo biển Hormuz.[18] Tehran là thủ đô và thành phố lớn nhất của Iran, cũng như là trung tâm dẫn đầu về kinh tế và văn hoá.Iran sở hữu một trong các nền văn minh cổ nhất thế giới,[19][20] bắt đầu là các vương quốc Elam vào thiên niên kỷ 4 TCN. Người Media thống nhất Iran vào thế kỷ VII TCN,[21] lãnh thổ Iran được mở rộng cực độ dưới thời Cyrus Đại đế của Đế quốc Achaemenes vào thế kỷ VI TCN, là đế quốc lớn nhất thế giới cho đến lúc đó.[22] Quốc gia Iran thất thủ trước Alexandros Đại đế vào thế kỷ IV TCN, song Đế quốc Parthia nhanh chóng tái lập độc lập. Năm 224, Parthia bị thay thế bằng Đế quốc Sasanid, Sasanid trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới trong bốn thế kỷ sau đó.[23][24] Người Hồi giáo Ả Rập chinh phục Sasanid vào thế kỷ VII, kết quả là Hồi giáo thay thế các tín ngưỡng bản địa Hoả giáoMinh giáo. Iran có đóng góp lớn vào thời kỳ hoàng kim Hồi giáo (thế kỷ VIII-XIII), sản sinh nhiều nhân vật có ảnh hưởng về nghệ thuật và khoa học.Sau hai thế kỷ dưới quyền người Ả Rập là một giai đoạn các vương triều Hồi giáo bản địa, song tiếp đó Iran lại bị người Thổngười Mông Cổ chinh phục. Người Safavid nổi lên vào thế kỷ XV, rồi tái lập một nhà nước và bản sắc dân tộc Iran thống nhất.[25] Iran sau đó cải sang Hồi giáo Shia, đánh dấu một bước ngoặt của quốc gia cũng như lịch sử Hồi giáo.[9][26] Đến thế kỷ XVIII, dưới quyền Nader Shah, Iran trong một thời gian ngắn từng được cho là đế quốc hùng mạnh nhất đương thời.[27] Xung đột với Đế quốc Nga trong thế kỷ XIX khiến Iran mất đi nhiều lãnh thổ.[28][29] Cách mạng Hiến pháp năm 1906 lập ra một chế độ quân chủ lập hiến. Sau một cuộc đảo chính vào năm 1953, Iran dần liên kết mật thiết với phương Tây và ngày càng chuyên quyền.[30] Bất mãn trước ảnh hưởng của nước ngoài và đàn áp chính trị dẫn đến Cách mạng Hồi giáo năm 1979, lập ra chế độ cộng hoà Hồi giáo.[31] Trong thập niên 1980, Iran có chiến tranh với Iraq, cuộc chiến gây thương vong cao và tổn thất tài chính lớn cho hai nước. Từ thập niên 2000, chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran khiến quốc tế lo ngại, dẫn đến nhiều chế tài quốc tế.Iran là một thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Hợp tác Kinh tế, Phong trào không liên kết, Tổ chức Hợp tác Hồi giáoTổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa. Iran là một cường quốc khu vực và một cường quốc bậc trung.[32][33] Iran có trữ lượng lớn về nhiên liệu hoá thạch, là nước cung cấp khí đốt lớn nhất và có trữ lượng dầu mỏ được chứng minh lớn thứ tư thế giới[34][35] do đó có ảnh hưởng đáng kể đến an ninh năng lượng quốc tế và kinh tế thế giới. Iran có di sản văn hoá phong phú, sở hữu 22 di sản thế giới UNESCO tính đến năm 2017, đứng thứ ba tại châu Á.[36] Iran là một quốc gia đa văn hoá, có nhiều nhóm dân tộc và ngôn ngữ, trong đó các nhóm lớn nhất là người Ba Tư (61%), người Azeri (16%), người Kurd (10%) và người Lur (6%).[35]

Iran

• Chánh án Tòa án Tối cao Ebrahim Raisi
• Lần sửa đổi mới nhất 28 tháng 7 năm 1989
• Phó Tổng thống Thứ nhất Eshaq Jahangiri
Sắc tộc
Danh sách các dân tộc
Thủ đôvà thành phố lớn nhất Tehran
35°41′B 51°25′Đ / 35,683°B 51,417°Đ / 35.683; 51.417
• Đế quốc Achaemenes 550 TCN
• Ngôn ngữ địa phương
Danh sách ngôn ngữ
• Ước lượng 2018 82.531.700[10] (hạng 18)
Tôn giáo chính Quốc giáo:
Hồi giáo (Twelver Shia)
Các tôn giáo thiểu số được công nhận:
Hồi giáo (Hanafi, Shafi'i, Maliki, Hanbali, Zaydi),
Kitô giáo (Armenia, Assyria, Chaldea),
Do Thái giáo,
Hỏa giáo
Chính phủ de jure:
Cộng hòa Hồi giáo tổng thống chế đơn nhất theo Tư tưởng Khomeini
de facto:
Cộng hòa tổng thống chuyên chế-thần quyền đơn nhất[3][4][5] dưới sự lãnh đạo của Lãnh tụ Tối cao[6]
• Đế quốc Media k. 678 TCN
• Bình quân đầu người $5.820[11]
• Đế quốc Sasan 224 SCN[8]
• Mùa hè (DST) UTC+4:30 (IRDT)
• Cách mạng Hồi giáo 7 tháng 1 năm 1978 – 11 tháng 2 năm 1979
• Chủ tịch Quốc hội Ali Larijani
Tên dân tộc Người Iran,
người Ba Tư (trong lịch sử)
• Đế quốc Parthia 247 TCN
Cách ghi ngày tháng yyyy/mm/dd (SH)
• Lãnh tụ Tối cao Ali Khamenei
Tên miền Internet
Ngôn ngữ chính thức Tiếng Ba Tư
• Mặt nước (%) 7,07
Mã ISO 3166 IR
• Mật độ 48/km2 (hạng 162)
124/mi2
GDP  (PPP) Ước lượng 2019
Đơn vị tiền tệ Rial (ریال) (IRR)
• Hiến pháp hiện hành 24 tháng 10 năm 1979
GDP  (danh nghĩa) Ước lượng 2019
Gini? (2016) 40,0[12]
trung bình
• Thượng viện Hội đồng Lợi ích Quốc gia][7]
Hội đồng Bảo vệ Hiến pháp
• Nhà Pahlavi 15 tháng 12 năm 1925
HDI? (2017)  0,798[13]
cao · hạng 60
• Tổng thống Hassan Rouhani
• Nhà Safavid 1501[9]
• Nhà Buyid 934 SCN
• Hạ viện Hội đồng Tư vấn Hồi giáo
• Tổng cộng 1,648,195 km2 (hạng 17)
636,372 mi2
Mã điện thoại +98
Giao thông bên phải
Múi giờ UTC+3:30 (IRST)
• Tổng số $484 tỷ[11] (hạng 27)