Hội_đồng_cố_vấn_Ban_Chấp_hành_Trung_ương_Đảng_Cộng_sản_Việt_Nam


{{{a}}}
Hội đồng cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hay còn được gọi Hội đồng cố vấn Trung ương là cơ quan không được ghi trong Điều lệ Đảng nhưng có vị trí quan trọng trong bộ máy lãnh đạo từ năm 1986-1991.Thành viên của Hội đồng cố vấn Trung ương được gọi là Cố vấn Ban chấp hành Trung ương và thường là các lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy chính trị đã về hết nhiệm kỳ.Hội đồng xuất hiện trong bối cảnh Việt Nam bước sang giai đoạn "Đổi mới" và lãnh đạo phải thay đổi tư duy từ "Lãnh tụ hết đời " (mà nhân vật cuối cùng là cố Tổng Bí thư Lê Duẩn mất năm 1986) sang tư duy lãnh đạo theo "Nhiệm kỳ". Tuy Thế các lãnh đạo lâu năm và có ảnh hưởng như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ vẫn cần có 1 chức danh trong Đảng để tham gia công tác lãnh đạo. Một nguyên nhân nữa đó là sự xuất hiện của mô hình Uỷ ban cố vấn của Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1982 nhằm chuyển giao quyền lực, trẻ hóa lãnh đạo một điều mà Việt Nam cũng rất tương đồng khi đó.Hội đồng cố vấn Trung ương tồn tại trong khóa VI, VII, VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.