Hội_Văn_hóa_cứu_quốc

Hội nghị Trung ương lần thứ VIII họp tại ở Pác Bó, Cao Bằng (5/1941), quyết định lấy nhiệm vụ giải phóng dân tộc làm nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Để thực hiện nhiệm vụ cao cả này, hội nghị đặt ra yêu cầu phải mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, thành lập một mặt trận chung bao gồm tất cả các đảng phái, các cá nhân yêu nước, không phân biệt già trẻ, giàu nghèo, tôn giáo cùng đứng lên đánh Pháp đuổi Nhật. Mặt trận ấy lấy tên là Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh.Để hoàn thành nhiệm vụ này, Mặt trận Việt Minh chủ trương thành lập những tổ chức mang tên Cứu quốc hoạt động như là thành viên của Mặt trận Việt Minh. Các hoạt động của Việt Minh hoạt động ở cả thành thị và nông thôn đã thu hút được nhiều tầng lớp trung gian như: tiểu tư sản thành thị, trí thức, học sinh sinh viên, công chức…Trước tình hình đó cả Nhật và Pháp đều nhận thấy tầm quan trọng của việc lôi kéo những tầng lớp trung gian, vì thế chúng tích cực hoạt động nhằm xây dựng một đội ngũ tay sai đắc lực giúp chúng đứng vững ở Đông Dương. Chúng tổ chức ra các phong trào để lôi kéo thanh niên như phong trào Duycuroi, phong trào chủ nghĩa “ Pháp- Việt đề huề”, các trường: Cao đẳng thể dục, Cao đẳng cán bộ Thanh niên…cũng như đàu tư cho nhiều hoạt động của thanh niên nhằm làm họ quên đi nhiệm vụ cứu nước: tổ chức “ cuộc họp mặt hướng đạo toàn Đông Dương (4/1941)”; “ chạy Hỏa bài Ăng ko- Hà Nội” (11/1941), “đua xe đạp quanh Đông Dương (12/1941). Phát xít Nhật cũng tổ chức các phong trào như ủng hộ “ Việt Nam phục quốc Đồng Minh hội”, không ngừng tuyên truyền cho thuyết “ Đại Đông Á”; tháng 12/1942 xuất bản tờ báo “Tân Á” ở Sài Gòn, mở các lớp dạy tiếng Nhật cho bác sĩ, kỹ sư, công chức, học sinh sinh viên.. vận động cho thanh niên sang Nhật du học, chúng đặc biệt quan tâm đến các lực lượng phản động trong các tổ chức tôn giáo: Cao Đài, Hòa Hảo.Trước những hành động đó, các bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức phân hóa thành ba bộ phận chính: một số lượng đáng kể có thái độ lừng chừng, không theo phe nào, họ thờ ơ với thời cuộc, hoặc hoài nghi, thường là những thanh niên trí thức có việc làm ổn định, buôn bán nhỏ. Một bộ phận khác bị cuốn hút vào các tổ chức thanh niên, các tổ chức tôn giáo của Pháp và Nhật, chủ yếu là những học sinh, sinh viên, trí thức, con cái quan lại, công chức thân Pháp, Nhật, thị dân giàu có… họ bị ru ngủ trong những hoạt động do chúng dựng lên, thậm chí có những hoạt động gây nguy hại cho lợi ích dân tộc. Một bộ phận không nhỏ có tinh thần yêu nước, có tư tưởng chống Pháp và Nhật, có tình cảm với Việt Minh, tập hợp trong các tổ chức tiến bộ như: Tổng hội sinh viên Đông Dương, Hội truyền bá Quốc ngữ, Hội Hướng đạo học sinh- sinh viên, hoặc các tờ báo có xu hướng yêu nước như: Thanh nghị, Tri Tân, Thanh Niên…Bản “Đề cương Văn hóa Việt ” do Tổng bí thư Trường Chinh soạn thảo năm 1943.Sang năm 1943, tình hình trong nước có nhiều biến đổi, phong trào cách mạng trên thế giới đang dâng cao, điều này tác động mạnh đến các tầng lớp trí thức là những người vốn nhạy cảm trước những vấn đề chính trị. Vì vậy hơn lúc nào hết Mặt Trận Việt Minh lúc này cần có những định hướng phát triển nhằm thu hút các lực lượng trí thức, học sinh sinh viên phục vụ cho cách mạng. Trước yêu cầu đó, tháng 2/1943 bản “ Đề cương văn hóa Việt Nam” được đồng chí Trường Chinh- Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Đông Dương khởi thảo và được Ban Thường vụ TƯ Đảng thông qua. Dù mới chỉ ở dạng phác thảo, nhưng đây là một văn kiện quan trọng trong đường lối của Đảng ta trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Và nó có giá trị như một bản Tuyên ngôn văn hóa của Đảng ta, xác định rõ những tính chất, phương hướng hoạt động để xây dựng một nền văn hóa mới Việt Nam, có ảnh hưởng và sự chỉ đạo to lớn ghi đậm dấu ấn trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Trên tinh thần bản đề cương này, tháng 4/1943 Hội Văn hóa Cứu quốc được thành lập hoạt động bên cạnh các tổ chức cứu quốc khác của Mặt Trận Việt Minh. Ngay sau khi thành lập, Hội đã xây dựng các nguyên tắc hướng dẫn sự sáng tạo văn hóa nghệ thuật, đề xuất những nhiệm vụ trước mắt và lâu dài cho các nhà văn hóa Việt Nam, trong đó hai nhiệm vụ chính là: gạt bỏ những tiêu cực văn hóa phong kiến lạc hậu trong văn hóa Việt Nam, tuy nhiên loại bỏ không phải là xóa sạch những yếu tố văn hóa Việt Nam mà là phát huy những yếu tổ văn hóa truyền thống tích cực, sử dụng vào mục đích giữ nước, chỉ loại bỏ những yếu tố tiêu cực. Đánh đổ sự kìm kẹp và đầu độc về văn hóa của thực dân Pháp, nhưng cũng phải biết thu nhận những yếu tố tiến bộ, trong đó cụ thể trước mắt là đấu tranh xóa bỏ chính sách văn hóa phản động, soi sáng các tầng lớp trí thức, văn nhân, nghệ sĩ và quần chúng nhân dân; bắt tay vào xây dựng nền văn hóa mới phục vụ cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Được sự đông đảo các văn nghệ sĩ nổi tiếng tham gia nhập Hội như: Học Phi (Chủ tịch), Nguyễn Huy Tưởng, Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Thép Mới, dưới sự chỉ đạo của Đảng thông qua các cán bộ Đảng được cử xuống như: Lê Quang Đạo, Trần Độ, Vũ Quốc Uy, Trần Quốc Uy…với khẩu hiệu “ văn hóa khi đã xâm nhập vào đại chúng thì cũng tác động như một sức mạnh vật chất”, Hội Văn hóa Cứu quốc đã tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề ở Hà Nội, các vùng lân cận đã thu hút được sự chú ý của các nhà văn hóa, trí thức và các tầng lớp nhân dân. Để mở rộng sự ảnh hưởng của Hội, ngày 11/6/1943 Hội ra tờ báo Tiên Phong (ban đầu có tên là Tiền Tuyến) làm cơ quan ngôn luận với trách nhiệm “kịch liệt chống những xu hướng văn hóa đầu cơ, xu nịnh, thoái hóa” và “ kiến thiết một nền văn hóa mới với mục đích phụng sự độc lập tự do và hạnh phúc của dân tộc”, báo được cấu trúc thành nhiều mục như: về đề cương văn hóa; về nghiên cứu, nghị luận và biên khảo; sáng tác thi ca tiểu thuyết, kịch bản; điểm sách báo; các hoạt động chính của Hội. Báo xuất bản 2 kỳ/ tháng, đã ra được 21 kỳ với 24 số (số 24 ra ngày 1/12/1946, sau phải tạm ngừng vì kháng chiến bùng nổ). Báo đã cho đăng nhiều bài viết về Đề cương văn hóa, việc vận dụng và thực hiện Đề cương Văn hóa, về đời sống mới…thông qua báo này và một số tờ báo tiến bộ khác, các thành viên của Hội tranh luận với những xu hướng văn hóa phản động thân Nhật hoặc Pháp. Hội còn tổ chức xuất bản các sách như: Ngọn Quốc kỳ- Xuân Diệu; Một nền văn hóa mới- Nguyễn Hải Đăng, Nguyễn Đình Thi; Văn sĩ xã hội- Hải Triều….Chủ tịch Hồ Chí Minh tham dự khai mạc “Triển lãm Văn hóa”, do Hội văn hóa Cứu quốc tổ chức tại trụ sở cũ của Hội Khai trí Tiến Đức (Hà Nội), ngày 7/10/1945.Hội tổ chức những buổi nói chuyện theo chuyên đề ở Hà Nội và các vùng lân cận do các thành viên trong Ban chấp hành diễn thuyết. Nhờ những hoạt động thường xuyên này mà những chủ trương chính sách cảu Đảng về đời sống văn hóa mới nhanh chóng đi sâu vào đời sống quần chúng nhân dân. Ngoài ra với tư cách là một tổ chức văn hóa của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hội đã có những hành động kêu gọi quốc tế ủng hộ cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam như: tháng 10/1945 thông qua các nhà văn hóa Mỹ kêu gọi Chính phủ Hoa Kỳ công nhận nền độc lập của Việt Nam; gửi điện văn cho các nhà văn, nhà báo Anh; gửi điện cho các nhà văn hóa thế giới… và các hoạt động sau khi giành độc lập (9/1945) như: tổ chức tuần lễ văn hóa tại Hà Nội từ ngày 7-14/10/1945; tổ chức các hội tuyên truyền cho Tổng tuyển cử bầu đại biểu Quốc hội khóa I, Hội cử 6 hội viên tham gia ứng cử là các ông: Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng, Ngô Xuân Diệu, Trần Huyền Trân, Nguyễn Đỗ Cung và Vũ Ngọc Phan; tham gia cuộc vận động xây dựng “ Đời sống mới”; tổ chức diễn kịch do các hội viên sáng tác…liên tục mở rộng phạm vi hoạt động, ngoài ở Hà Nội và các vùng phụ cận, Hội đã phát triển các tổ chức văn hóa cứu quốc tại các địa phương khác: Liên đoàn văn hóa cứu quốc Thừa Thiên (18/9/1945), Liên đoàn văn hóa cứu quốc Quảng Trị (28/9/1945),Liên đoàn văn hóa cứu quốc Hà Tĩnh (7/10/1945), Liên đoàn văn hóa cứu quốc Bình Định (19/10/1945),… và Liên đoàn văn hóa cứu quốc Trung Bộ, lấy tờ báo Đại Chúng làm cơ quan ngôn luận.Tóm lại, dưới ánh sáng của bản Đề cương văn hóa Việt Nam, cũng như sự ra đời của Hội Văn hóa cứu quốc đã thu hút được đông đảo đội ngũ trí thức và những người hoạt động văn hóa, văn nghệ ưu tú nhất nước ta lúc bấy giờ, đưa họ đến với Mặt trận Việt Minh, đóng góp vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945. Sau khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ (12/1946), các hội viên của Hội đã cùng các cơ quan Chính phủ chuyển lên Việt Bắc, tham gia vào cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc như một chiến sĩ văn hóa. Đến tháng 7/1948, Hội nghị Văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức, Hội văn hóa cứu quốc đã hoàn thành xuất sắc vai trò lịch sử của mình và được thay thế bằng Hội văn nghệ Việt.