Hệ_thống_Hiệp_ước_châu_Nam_Cực
Hệ_thống_Hiệp_ước_châu_Nam_Cực

Hệ_thống_Hiệp_ước_châu_Nam_Cực

Hiệp ước Nam Cực (tiếng Anh, Antarctic Treaty) và các hiệp định liên quan được gọi chung là Hệ thống Hiệp ước Nam Cực (gọi tắt là ATS), là các hiệp ước điều chỉnh quan hệ quốc tế giữa các quốc gia đối với châu Nam Cực, châu lục duy nhất trên Trái Đất không có người bản địa sinh sống. Căn cứ theo mục đích của hệ thống hiệp ước, châu Nam Cực được định nghĩa là toàn bộ vùng đất và khối băng phía Nam 60 độ vĩ Nam.Hiệp ước chính thức có hiệu lực vào năm 1961 và có 47 quốc gia thành viên bảo vệ châu Nam Cực vì mục đích tự do nghiên cứu khoa học và nghiêm cấm các hoạt động quân sự trên châu lục này. Hiệp ước Nam Cực là điều ước quốc tế kiểm soát vũ trang đầu tiên được thiết lập trong Chiến tranh Lạnh. Từ tháng 9/2004, Ban thư ký Hiệp ước Nam Cực có trụ sở tại Buenos Aires, Argentina.[3]Hiệp ước bắt đầu được các quốc gia ký kết tham gia vào ngày 1/12/1959 và chính thức có hiệu lực từ ngày 23/6/1961.[4] Những quốc gia đầu tiên tham gia ký kết hiệp ước là những nước tích cực hoạt động trong Năm Vật lý Địa cầu Quốc tế (International Geophysical Year - IGY) 1957-1958 và sẵn sàng chấp nhận đề nghị của Hoa Kỳ về hội nghị đàm phán về chính hiệp ước này. Lúc đó, 12 quốc gia có sự quan tâm rõ ràng đến khu vực này bao gồm: Argentina, Úc, Bỉ, Chile, Pháp, Nhật Bản, New Zealand, Na Uy, Nam Phi, Liên Xô, AnhHoa Kỳ. Các quốc gia này đã thiết lập hơn 50 trạm nghiên cứu tại châu Nam Cực. Hiệp ước là một biểu hiện ngoại giao thành công cho việc hợp tác hoạt động cũng như khoa học ở khu vực này.