Hậu_truyện

Hậu truyện (còn gọi là phần sau, tiếng Anh: sequel) là một câu chuyện, tài liệu hay các tác phẩm văn học, phim ảnh, nhạc kịch, hay trò chơi có cốt truyện tiếp tục hoặc mở rộng từ cốt truyện của một tác phẩm trước đó. Trong trường hợp thông thường của một tác phẩm truyện kể hư cấu, hậu truyện miêu tả các diễn biến tiếp theo trong cùng không gian tưởng tượng với tác phẩm trước đó, thường được sắp xếp theo trình tự thời gian: các sự việc xảy ra trong hậu truyện nối tiếp các sự việc xảy ra trong tác phẩm ban đầu.[1]Trong phần lớn các trường hợp, hậu truyện nối tiếp các yếu tố của câu chuyện gốc, thường có nhân vật và bối cảnh giống nhau. Hậu truyện có thể tạo thành một series phim, trong đó các yếu tố chính trên xuất hiện trong nhiều cốt truyện và không gian khác nhau. Mặc dù sự khác biệt giữa việc "có nhiều hơn một hậu truyện" và "một series" không có quy định cụ thể nào, nhưng rõ ràng một số thương hiệu truyền thông sẽ luôn có đủ số hậu truyện để tạo nên một series, dù cho việc này có được lên kế hoạch từ đầu hay không.Những hậu truyện thường thu hút các nhà văn/biên kịch và các nhà xuất bản/phát hành bởi nếu quay về với một cốt truyện vốn đã phổ biến sẽ ít mạo hiểm hơn là phát triển các nhân vật và bối cảnh hoàn toàn mới chưa được thử nghiệm ngoài công chúng. Khán giả đôi khi cũng háo hức khi có nhiều câu chuyện hơn nữa kể về các nhân vật hoặc bối cảnh đã phổ biến, khiến việc sản xuất các hậu truyện trở nên hấp dẫn về mặt tài chính hơn.[2]Trong điện ảnh, các hậu truyện rất phổ biến. Có nhiều cách đặt tên cho các hậu truyện. Đôi khi, chúng có những tên gọi khác hẳn nhau và không liên quan, như The Jewel of the Nile, hậu truyện của phim Romancing the Stone hoặc có thêm một chữ cái ở cuối tên phim mới, như Aliens, hậu truyện của Alien. Phổ biến hơn cả là những con số ở cuối tên phim mới, như Toy Story 2Toy Story 3, hai hậu truyện của phim Toy Story (Câu chuyện đồ chơi), hoặc có thêm một từ nữa ở cuối tên phim mới (ví dụ, The Dark Knight Rises, phần sau của The Dark Knight). Cũng có thể có một sự thay đổi nhỏ trong tên hậu truyện so với bộ phim ban đầu (như Men of Boys Town, phần sau của phim Boys Town hoặc có thêm một tựa đề phụ nhỏ nữa, (Home Alone 2: Lost in New York, phần sau của phim Hơme Alone). Vào những năm 1930, nhiều hậu truyện của các vở nhạc kịch cho thêm năm vào tên gọi (như Gold Diggers of 1933), theo phong cách kịch thời sự như Ziegfeld Follies. Đôi khi các hậu truyện được phát hành dưới các tên gọi khác nhau ở những quốc gia khác nhau, do sự công nhận thương hiệu ở những quốc gia đó có khác biệt. Một ví dụ là phim Mad Max 2: The Road Warrior (được biết đến với tên gọi "Mad Max 2" ở Australia, và với tên "The Road Warrior" ở một vài nơi khác); ngoài ra còn có Live Free or Die Hard (được gọi là "Die Hard 4.0" ở một số khu vực).Cách tiếp cận phổ biến nhất là để cho các sự việc trong tác phẩm sau nối tiếp ngay sau các sự việc xảy ra ở cuối tác phẩm trước; thường có hai cách: hoặc là bám sát ngay mạch truyện trước để kể, hoặc là tạo ra một mâu thuẫn mới để hướng các sự việc sang một cốt truyện thứ hai. Hậu truyện của hậu truyện thứ nhất có thể được gọi là lần sáng tạo thứ ba (tiếng Anh: third installment) hoặc threequel hoặc hậu truyện thứ hai.[3][4]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hậu_truyện http://www.boxofficemojo.com/franchises/ http://www.callitlikeiseeit.com/?p=230 http://books.google.com/books?id=D6WuYsIDyOYC&pg=P... http://books.google.com/books?id=SACEMt2Yd3sC&pg=P... http://books.google.com/books?id=VJ1vcmaOd7wC&pg=P... http://www.hatrack.com/osc/books/endersshadow/ende... http://www.merriam-webster.com/dictionary/companio... http://www.nytimes.com/1991/03/12/movies/sequels-o... http://dictionary.reference.com/browse/interquel http://www.slate.com/id/2119701/