Hạt_hạ_nguyên_tử
Hạt_hạ_nguyên_tử

Hạt_hạ_nguyên_tử

Trong khoa học vật lý, các hạt hạ nguyên tử là các hạt nhỏ hơn nhiều lần so với các nguyên tử,[1] là 1 khái niệm để chỉ các hạt cấu thành nên nguyên tử, cùng các hạt được giải phóng trong các phản ứng hạt nhân hay phản ứng phân rã. Ví dụ: electron, proton, neutron là những hạt hạ nguyên tử thường được nhắc đến. Có 2 loại hạt hạ nguyên tử: hạt sơ cấp, không được cấu tạo từ những hạt khác, và hạt tổ hợp.[2] Vật lý hạtvật lý hạt nhân nghiên cứu những hạt này và cách chúng tương tác với nhau.[3] Ý tưởng tính chất của hạt được nghiên cứu qua các thí nghiệm cho thấy ánh sáng vừa có tính chất hoạt động giống như 1 dòng hạt (gọi là photon) vừa có các đặc tính của sóng. Điều này dẫn đến khái niệm mới về tính chất 2 mặt sóng-hạt để phản ánh rằng "các hạt" quy mô lượng tử hoạt động giống như cả các hạt và sóng (điều này đôi khi chúng được mô tả là các hạt phản xạ). 1 khái niệm mới khác, nguyên lý bất định, nói rằng các trạng thái của chúng đều xả ra đồng thời, chẳng hạn như vị trí và động lượng đồng thời xảy ra cùng một lúc, và không thể đo được chính xác.[4] Trong thời gian gần đây, tính 2 mặt sóng-hạt đã được chứng minh là không chỉ áp dụng cho các photon mà còn cho các hạt lượng tử khác.[5] Sự tương tác của các hạt trong khuôn khổ của lý thuyết trường lượng tử được hiểu là sự sáng tạo và hủy diệt lượng tử của các tương tác cơ bản tương ứng. Điều này pha trộn vật lý hạt với lý thuyết từ trường.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hạt_hạ_nguyên_tử http://www.britannica.com/EBchecked/topic/570533 http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu/Hbase/Particl... http://adsabs.harvard.edu/abs/1927ZPhy...43..172H http://adsabs.harvard.edu/abs/1960PhT....13R..64K http://adsabs.harvard.edu/abs/1999Natur.401..680A //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18494170 //dx.doi.org/10.1007%2FBF01397280 //dx.doi.org/10.1038%2F44348 //dx.doi.org/10.1063%2F1.3057011 http://www.ndt-ed.org/EducationResources/HighSchoo...