Hãn_quốc_Sát_Hợp_Đài
Hãn_quốc_Sát_Hợp_Đài

Hãn_quốc_Sát_Hợp_Đài

Hãn quốc Sát Hợp Đài hay Sát Hợp Đài hãn quốc (tiếng Mông Cổ: Tsagadai Khan Uls/Цагадайн улс) là một hãn quốc Turk-Mông Cổ[2] bao gồm các phần lãnh thổ do Sát Hợp Đài cùng những hậu duệ quản lý, ông là người con trai thứ hai của Thành Cát Tư Hãn. Ban đầu hãn quốc được coi là một phần của đế quốc Mông Cổ, nhưng về sau hoàn toàn độc lập.Vào thời đỉnh cao cuối thế kỷ 13, hãn quốc có lãnh thổ trải dài từ Amu Darya ở phía nam biển Aral đến dãy núi Altai ở biên giới Mông Cổ-Trung Quốc ngày nay.[3]Hãn quốc tồn tại từ thập niên 1220 cho đến cuối thế kỷ 17, mặc dù phần phía tây của hãn quốc đã rơi vào tay Tamerlane từ thập niên 1360. Phần phía đông vẫn nằm dưới quyền cai trị của các hãn của hãn quốc Sát Hợp Đài, họ đôi khi liên minh nhưng cũng có khi chiến đấu với triều Timur. Cuối cùng, vào thế kỷ 17, phần lãnh thổ còn lại của hãn quốc Sát Hợp Đài rơi vào tay chế độ thần quyền của Apaq Khoja (A Phách Khắc Hòa Trác) và các hậu duệ của ông ta, các Khoja (hòa trác), những người liên tục cai trị Đông Turkestan dưới thời hãn quốc DzungarMãn Châu.

Hãn_quốc_Sát_Hợp_Đài

Đơn vị tiền tệ Tiền xu (dirhamKebek)
• Phần thừa kế của Sát Hợp Đài trong Đế quốc Mông Cổ 1225
Thời kỳ Trung Cổ
• 1388–1402 Sultan Mahmud
• Transoxiana bị Tamerlane chiếm 1370
Ngôn ngữ thông dụng Mông Cổ trung đại, Turk
Thủ đô Almalik, Qarshi
Tôn giáo chính Đằng Cách Lý giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo và sau đó là Hồi giáo
Chính phủ Bán-quân chủ tuyển cử, sau đó là quân chủ thế tập
• Cái chết của Sát Hợp Đài 1242
Hãn  
• Thành lập Hãn quốc Moghul 1347
• ước tính 1310. 1.000.000 km2
(386.102 mi2)
• ước tính 1350.[1] 3.500.000 km2
(1.351.358 mi2)
• Các lãnh thổ còn lại rơi vào tay Apaq Khoja và Ak Tagh với sự giúp đỡ của người Dzungar 1687
Lập pháp Kurultai
• 1225–1242 Sát Hợp Đài
• 1681–1687 Muhammad Imin