Hiệp_định_Đối_tác_xuyên_Thái_Bình_Dương
Hiệp_định_Đối_tác_xuyên_Thái_Bình_Dương

Hiệp_định_Đối_tác_xuyên_Thái_Bình_Dương

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (tiếng Anh: Trans-Pacific Partnership Agreement - viết tắt TPP) là một hiệp đinh/thỏa thuận thương mại tự do được ký kết giữa 12 nước vào ngày 4 tháng 2 năm 2016 tại Auckland, New Zealand sau 5 năm đàm phán với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Thỏa thuận ban đầu được các nước Brunei, Chile, New ZealandSingapore ký vào ngày 3 tháng 06, 2005 và có hiệu lực ngày 28 tháng 05, 2006. Sau đó, thêm 5 nước đàm phán để gia nhập, đó là các nước Australia, Malaysia, Peru, Hoa Kỳ, và Việt Nam. Ngày 14 tháng 11 năm 2010, ngày cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Nhật Bản, lãnh đạo của 9 nước (8 nước trên và Nhật Bản) đã tán thành lời đề nghị của tổng thống Obama về việc thiết lập mục tiêu của các cuộc đàm phán thuộc Hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2011 diễn ra tại Hoa Kỳ.[4]Vào cuối năm 2016, sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump đắc cử, theo chính sách mới của Donald Trump, Mỹ đã chính thức rút khỏi hiệp định này.Ngày 11 tháng 11 năm 2017, các bộ trưởng TPP đã đạt được thoả thuận cơ bản cho hiệp định TPP-11, đồng thời thống nhất tên mới cho hiệp định là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP - Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership).Trước đây, TPP được biết đến với tên tiếng Anh là Pacific Three Closer Economic Partnership (P3-CEP) và được tổng thống Chile Ricardo Lagos, thủ tướng Singapore Goh Chok Tong và thủ tướng New Zealand Helen Clark đưa ra thảo luận tại một cuộc họp các nhà lãnh đạo của APEC diễn ra tại Los Cabos, México. Brunei nhanh chóng tham gia đàm phán ở vòng 5 vào tháng 04 năm 2005. Sau vòng đàm phán này, hiệp định lấy tên là Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPSEP hoặc P4).Mục tiêu ban đầu của Hiệp định là giảm 90% các loại thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên trước ngày 1 tháng 1 năm 2006 và cắt giảm bằng không tới năm 2015. Đây là một thỏa thuận toàn diện bao quát tất cả các khía cạnh chính của một hiệp định thương mại tự do, bao gồm trao đổi hàng hóa, các quy định về xuất xứ, can thiệp, rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ, vấn đề sở hữu trí tuệ, chính sách của các chính quyền...[5]Tiến trình đàm phán cho hiệp định bị trì hoãn nhiều lần do thiếu tiếng nói chung xoay quanh nhiều vấn đề như: giảm thuế xuất-nhập khẩu, bảo trợ hàng hóa nội địa, quyền sở hữu trí tuệ v.v...[6] Ngày 5 tháng 10 năm 2015 tại Atlanta, Hoa Kỳ, tiến trình đàm phán hiệp định đã kết thúc thành công.[7][8]

Hiệp_định_Đối_tác_xuyên_Thái_Bình_Dương

Bên tham gia 12
Ngày kí Ngày 4 tháng 2 năm 2016
Điều kiện Thông qua bởi các bên tham gia ký
Người gửi lưu giữ Chính phủ New Zealand
Bên kí 11
Ngày thảo Tháng 10 năm 2015[1][2][3]
Nơi kí Wellington, New Zealand
Ngôn ngữ Tiếng Anh, tiếng Pháptiếng Tây Ban Nha
Loại hiệp ước Hiệp định thương mại tự do
Ngày đưa vào hiệu lực Chưa có hiệu lực
Người phê duyệt Không có

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hiệp_định_Đối_tác_xuyên_Thái_Bình_Dương http://www.international.gc.ca/media_commerce/comm... http://www.bbc.com/news/business-34444799 http://www.bbc.com/vietnamese/business/2015/10/151... http://www.ft.com/cms/s/0/df9ce46c-6aea-11e5-8171-... http://www.ft.com/intl/cms/s/0/d4a31d08-6b4c-11e5-... http://www.nikkei.com/news/headline/related-articl... http://news.yahoo.com/12-pacific-countries-seal-hu... http://ustr.gov/tpp http://www.ustr.gov/webfm_send/1559 http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/dam...