Giới_luật_Phật_giáo

Giới luật Phật giáo, thường được dùng để chỉ đến khái niệm Tỳ-nại-da (tiếng Phạn: vinaya) trong Phật giáo. Dù vậy, theo nghĩa rộng, nó vẫn đề cập đến các khái niệm Phật giáo khác như Thi-la (sa. Śīla; pi. Sīla), Ba-la-đề-mộc-xoa (sa. Pràtimokwa; pi. Pàỉimokkha), Kiền-độ (sa. Skandha; pi. Khandhaka)... Việc nghiêm trì giới luật có tầm quan trọng tuyệt đối đối với việc tu tập Phật giáo, nó cũng có ý nghĩa sâu sắc và không thể thay thế đối với việc nghiên cứu tư tưởng Phật giáo.Bộ tuyển tập kinh điển Phật giáo liên quan đến giới luật và diễn giải được gọi là Luật tạng, cùng với "Kinh tạng" và "Luận tạng", hợp thành "Tam tạng". Tăng sĩ chuyên nghiên cứu về giới luật được gọi là Luật sư, và các tông phái có tông nghĩa chủ yếu về giới luật được gọi là Luật tông.