Giao_thông
Giao_thông

Giao_thông

Giao thông là hệ thống di chuyển, đi lại của mọi người, bao gồm những người tham gia giao thông dưới các hình thức đi bộ, cưỡi động vật hoặc chăn gia súc, sử dụng xe đạp, xe máy, ô tô hay các phương tiện giao thông khác, một cách đơn lẻ hoặc cùng nhau. Giao thông thường có tổ chức và được kiểm soát bởi chính phủ.Luật giao thông ra đời nhằm điều chỉnh, kiểm soát giao thông và điều tiết phương tiện, được ban hành bởi nhà nước. Trong khi đó, luật giao thông cũng có thể bao gồm cả luật chính thức và luật không chính thức có thể được phát triển theo thời gian để tạo điều kiện cho lưu lượng giao thông có trật tự và kịp thời. Một giao thông có tổ chức thường có các quyền ưu tiên, các làn đường, và sự kiểm soát giao thông được thiết lập tốt tại các hệ thống chuyển làn. Giao thông được tổ chức ở khắp mọi nơi, với các làn đường, hệ thống chuyển làn, tín hiệu giao thông hoặc biển báo được đánh dấu. Giao thông thường được phân theo các loại: xe cơ giới (như ô tô, xe máy), phương tiện khác (như xe đạp, xích lô) và người đi bộ. Mỗi loại khác nhau sẽ có những làn đường nhất định, các quy định riêng về hình thức, giới hạn tốc độ. Một số khu vực đặc biệt có thể có các quy tắc rất chi tiết và phức tạp, hoặc luật ngầm mà mọi người phải tự hiểu, trong khi những khu vực khác còn phụ thuộc vào ý thức chung và sự sẵn sàng hợp tác của người lái xe.Giao thông có tổ chức thường tạo ra một sự kết hợp tốt giữa an toàn và hiệu quả đi lại. Các sự kiện làm gián đoạn có thể khiến giao thông thoái hóa thành một sự hỗn độn như xây dựng đường, tai nạn giao thông hay các vật cản trên đường. Đặc biệt trên đường cao tốc bận rộn, một sự gián đoạn nhỏ có thể tạo ra một hiện tượng được gọi là làn sóng giao thông. Một lỗ hổng của việc tổ chức giao thông có thể dẫn đến tắc nghẽn giao thông. Mô phỏng lưu lượng giao thông có tổ chức thường liên quan đến lý thuyết xếp hàng, quy trình ngẫu nhiên và phương trình vật lý toán học áp dụng cho lưu lượng giao thông.