Giao_hưởng_số_9_(Beethoven)
Giao_hưởng_số_9_(Beethoven)

Giao_hưởng_số_9_(Beethoven)

Bản giao hưởng số 9 cung rê thứ, opus 125 là tác phẩm giao hưởng trọn vẹn cuối cùng do Ludwig van Beethoven biên soạn. Hoàn thành vào năm 1824,[1] nó sử dụng một phần nội dung của bài ode An die Freude ("Ode hoan ca") của Friedrich Schiller làm lời ca cho những người đơn ca và đồng ca thể hiện trong chương cuối. Đây là thử nghiệm đầu tiên mà nhà soạn nhạc vĩ đại sử dụng giọng hát con người ở cùng cấp độ với các nhạc cụ trong một bản giao hưởng.Bản giao hưởng này có lẽ là tác phẩm được biết đến nhiều nhất trong tất cả các tác phẩm của âm nhạc cổ điển châu Âu,[1] và được xem là một trong những kiệt tác của Beethoven, được soạn khi ông điếc hoàn toàn.[2][3] Có thể nói nó đóng một vai trò văn hóa nổi bật trong xã hội hiện đại. Đặc biệt, âm nhạc trong chương thứ tư (bỏ phần lời) được dùng làm bài ca chính thức của Liên Minh châu Âu (xem Ode hoan ca).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giao_hưởng_số_9_(Beethoven) http://alcove.www2.50megs.com/OdeToJoy.jpg http://www.all-about-beethoven.com http://www.all-about-beethoven.com/symphony9.html http://books.google.de/books?id=7H4NAAAAQAAJ&print... http://w3.rz-berlin.mpg.de/cmp/beethoven_sym9.html http://www.dlib.indiana.edu/variations/scores/cab4... http://www.stanford.edu/~eboyden3/beet9.html http://europa.eu/abc/symbols/anthem/index_en.htm https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Sympho...