Frông_hấp_lưu
Frông_hấp_lưu

Frông_hấp_lưu

Frông hấp lưu là một loại frông khí quyển, gắn liền với phần đỉnh ấm ở phần có cao độ thấp và trung của tầng đối lưu, có thể gây ra các chuyển động lên trên ở quy mô lớn của không khí và sự hình thành của một dải mây và mưa kéo dài. Không hiếm khi, một frông hấp lưu xuất hiện do sự khép lại - quá trình đẩy không khí nóng lên phía trên vào trong xoáy tụ do frông lạnh đuổi kịp frông nóng ở phía trước nó và trộn lẫn với nó (quá trình hấp lưu của xoáy tụ)Một frông hấp lưu được hình thành trong quá trình sinh xoáy thuận trong đó một frông lạnh vượt lên trên một frông nóng. Khi điều này xảy ra, khối khí nóng bị chia tách (hấp lưu) từ tâm xoáy tụ trên bề mặt Trái Đất. Điểm mà tại đó các frông nóng, lạnh và frông hấp lưu gặp nhau (và do đó, vị trí gần nhất của khối khí nóng tới tâm của xoáy tụ) được gọi là điểm hấp lưu hay điểm ba trạng thái[1]. Theo mức độ hấp lưu của xoáy tụ mà điểm hấp lưu bị di chuyển tới phần ngoại biên của xoáy tụ.