Friedrich_I_của_Đế_quốc_La_Mã_Thần_thánh
Friedrich_I_của_Đế_quốc_La_Mã_Thần_thánh

Friedrich_I_của_Đế_quốc_La_Mã_Thần_thánh

Frederick I Barbarossa[1] (1122 – 10 tháng 6 năm 1190) là Hoàng đế của Đế quốc La Mã Thần thánh từ năm 1155 cho đến khi băng hà. Ông được bầu làm vua nước Đức tại Frankfurt vào ngày 4 tháng 3 năm 1152 và lên ngôi tại Aachen ngày 9 tháng 3, lên ngôi vua nước Ý tại Pavia năm 1154, và cuối cùng được Giáo hoàng Ađrianô IV phong làm Hoàng đế La Mã vào ngày 18 tháng 6 năm 1155. Hai năm sau, tên gọi "thần thánh" (sacrum) mới xuất hiện lần đầu tiên trong một văn bản liên quan tới đế quốc của ông.[2] Về sau, ông lên ngôi vua xứ Bourgogne tại Arles ngày 30 tháng 6 năm 1178. Người ta gọi ông là Barbarossa (có nguồn gốc từ tiếng Ý nghĩa là "râu đỏ", từ các thành phố miền bắc Ý nơi ông cố gắng áp đặt nền của cai trị của mình), do ông có bộ râu màu đỏ và dài.[3] Trong tiếng Đức, ông được gọi là Kaiser Rotbart, với ý nghĩa tương tự.Trước khi lên ngôi, ông lãnh quyền thừa kế Công quốc Schwaben (1147 – 1152, với danh hiệu Frederick III). Ông là con trai của Frederick II, Quận công xứ Schwaben, thuộc dòng dõi nhà Hohenstaufen. Mẹ ông là Quận chúa Judith xứ Bayern, con gái của Quận công Heinrich IX xứ Bayern, thuộc nhà Welfen đối nghịch, và như vậy ông xuất thân từ hai gia đình thế lực nhất nước Đức, khiến cho ông trở thành lựa chọn khả dĩ với các vị Tuyển hầu tước Đức. Do chế độ phong kiến phân quyền nên vương quyền tại Đức rất mềm mỏng và trong thời gian trị vì của mình, Barbarossa chú trọng đến tình hình Ý. Năm 1154, ông phát động một chiến dịch quân sự ở Ý và phục ngôi cho Giáo hoàng Êugêniô III. Sau khi trở về Đức, ông thực hiện chính sách xoa dịu nhằm loại trừ các đối thủ tiềm ẩn của mình. Sau đó, ông chinh chiến tại Ý bốn lần nữa và thu được những kết quả lẫn lộn. Trở về Đức sau thất bại của chiến dịch Ý lần thứ năm vào năm 1177, ông trả đũa em họ mình là Heinrich Sư tử, một lãnh chúa có thế lực đã không hỗ trợ ông trong các cuộc chiến ở Ý, bằng việc tước đoạt các lãnh địa của ông này. Song vị hoàng đế không thể thống nhất nước Đức thành một quốc gia tập quyền như Anh.Ngoài ra, ông cũng giành thắng lợi trong một số chiến dịch quân sựBöhmen, Ba Lan, Hungary. Năm 1189, vị hoàng đế cùng các vua Anh và Pháp tiến hành cuộc thập tự chinh thứ ba nhằm giành lại vùng Đất Thánh từ tay người Hồi giáo. Sau khi kéo quân qua lãnh thổ Hy Lạp với sự cho phép của Hoàng đế Đông La Mã với sự cho phép, ông tiến vào Tiểu Á và đập tan quân Thổ Seljuk trong một trận đánh lớn ở Konja. Nhưng rồi, ông bị chết đuối khi vượt sông Salelph ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Frederick được đánh giá là vị hoàng đế vĩ đại nhất của triều Hohenstaufen, một lãnh đạo chính trị sắc sảo và thực dụng và là một nhà cai trị có tài, đồng thời là một viên tướng thao lược.[4][5] Ông được thần dân mến mộ đến mức mà trong vòng nhiều năm sau khi ông băng hà, những người nông dân không tin là ông đã mất, mà đang ngủ trong hang động trên một ngọn núi ở Đức, với dũng sĩ hầu cận xung quanh ông.[3][6] Về sau, truyền thuyết về Barbarossa đã trở nên gắn bó với chủ nghĩa dân tộc Đức vào thế kỷ 19.[7]

Friedrich_I_của_Đế_quốc_La_Mã_Thần_thánh

Thân mẫu Judith xứ Bayern
Kế nhiệm Heinrich VI
Tiền nhiệm Konrad III
Hậu duệHậu duệ
Hậu duệ
Sophie
Beatrice
Friedrich V xứ Schwaben
Heinrich VI
Conrad
Friedrich VI xứ Schwaben
Othon I xứ Bourgogne
Philipp của Schwaben
Cùng vài người khác
Đăng quang 30 tháng 6 năm 1178, Arles
Sinh 1122
Mất 10 tháng 6 năm 1190 (67 – 68 tuổi)
Sông Göksu, Thổ Nhĩ Kỳ
Tôn giáo Giáo hội Công giáo Rôma
Hoàng tộc Nhà Hohenstaufen
Hoàng hậuHoàng hậu
Hoàng hậu
Béatrice I xứ Bourgogne
An táng Nhà thờ Thánh Phêrô tại Antioch
Thánh đường Týros
Tarsus
Tại vị 1152 – 1190
Thân phụ Friedrich II, Quận công xứ Schwaben

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Friedrich_I_của_Đế_quốc_La_Mã_Thần_thánh http://www.authorama.com/famous-men-of-the-middle-... http://encarta.msn.com/encyclopedia_761561996/Fred... http://lba.hist.uni-marburg.de/lba-cgi/kleioc/0010... http://lba.hist.uni-marburg.de/lba/pages/ http://www.columbia.edu/cu/cup/catalog/data/023113... http://www.deremilitari.org/resources/sources/rule... http://www.newadvent.org/cathen/06252b.htm http://www.webcitation.org/5kwcQfXoE http://books.google.com.vn/books?id=3aTtfgXaOcEC&p... http://books.google.com.vn/books?id=YEEv-xBhcPsC&p...