Franz_Joseph_I_của_Áo
Franz_Joseph_I_của_Áo

Franz_Joseph_I_của_Áo

Franz Joseph I Karl - tiếng Đức, I. Ferenc Jozséf theo tiếng Hungary, còn viết là Franz Josef I[1] (18 tháng 8 năm 1830-21 tháng 11 năm 1916) của nhà Habsburg là Hoàng đế Áo (Kaiser), đồng thời là vua Hungary-CroatiaBohemia từ năm 1848 tới năm 1916. Ông cai trị tới 68 năm, đứng thứ ba trong danh sách các vua chúa trị vì lâu dài nhất châu Âu (sau Louis XIV của PhápJohann II xứ Liechtenstein) và lâu hơn Nữ hoàng Victoria của Anh 4 năm. Về thực quyền thì triều đại của Franz Joseph I chỉ ngắn hơn Johann II đương thời, do triều đại Louis XIV có 8 năm đầu Thái hậu phụ chính và 8 năm sau quan lại nắm quyền[2].[3] Ông lên ngôi sau khi người bác là Hoàng đế Ferdinand I thoái vị trong các cuộc Cách mạng năm 1848 tại Đế quốc Áo. Vị tân Hoàng đế đã trực tiếp chỉ huy quân đội đàn áp phong trào Cách mạng Hungary (1848), và giành thắng lợi nhờ sự hỗ trợ của Đế quốc Nga.[1]Chính sách đối ngoại của ông trở nên thảm họa cho nước Áo: năm 1859, ông bị liên quân Pháp - Sardinia đánh bại trong trận Solferino. Năm 1866, Thủ tướng PhổOtto von Bismarck đã kéo ông vào cuộc Chiến tranh Áo-Phổ, trong đó Áo là nước bại trận.[1] Franz Joseph I bị chủ nghĩa dân tộc ám ảnh trong suốt thời trị vì của ông. Ông đã thông qua Hiệp nghị Áo-Hung năm 1867 (Ausgleich), ban thêm quyền tự trị cho Hungary, theo đó chuyển Đế quốc Áo thành Đế quốc Áo-Hung - "Song quốc quân chủ" của ông. Trong suốt 45 năm sau đó, các lãnh thổ dưới quyền ông đều yên bình. Sau khi chiến thắng của Phổ trong Chiến tranh Pháp-Phổ vào năm 1871, Áo mở đầu quan hệ thân cận với Đế quốc Đức[1]. Song, ông gặp nhiều bi kịch gia đình trong giai đoạn này.[1]Sau Chiến tranh Áo-Phổ, Áo-Hung chuyển tầm hướng sang vùng Balkan - một tâm điểm của căng thẳng quốc tế do mâu thuẫn quyền lợi giữa Áo-Hung với Nga. Vụ khủng hoảng Bosnia là hệ quả của sự kiện Franz Joseph I sáp nhập Bosnia và Herzegovina vào năm 1908 (hai vùng này đã bị quân đội ông chiếm đóng sau Đại hội Berlin năm 1878). Ngày 28 tháng 6 năm 1914, sau khi Thái tử Franz Ferdinand của Áo bị thành viên một khủng bố Serbia ám sát, Hoàng đế ban đầu không muốn gây hấn với Serbia, nhưng do áp lực của Tổng tham mưu trưởng và Bộ trưởng Ngoại giao, cuối cùng ông đã tổng động viên quân đội. Nga - đồng minh của Serbia đã phản ứng, và không lâu sau cả châu Âu đã rơi vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong chiến tranh, Hoàng đế là Tổng tư lệnh Quân đội Áo-Hung. Nhưng ông chỉ đóng vai trò nhỏ và giao trọng trách đối nội cho các quan chức, trong khi thực quyền quân sự nằm trong tay viên Tổng tham mưu trưởng. Song, ông trở thành biểu tượng quan trọng cho sự trường tồn và vững mạnh của nền "Song quốc quân chủ"[2], cũng như là hiện thân của sự quả quyết và ổn định đối với thần dân của ông.[1]

Franz_Joseph_I_của_Áo

Kế nhiệm Karl I & IV
Thân mẫu Công chúa Sophie của Bayern
Nhiệm kỳ 1 tháng 5 năm 1850 - 24 tháng 8 năm 1866
&0000000000000016.00000016 năm, &0000000000000115.000000115 ngày
Vợ Elisabeth của Áo
Tiền nhiệm Ferdinand I
Hoàng gia ca Gott erhalte, gott beschütze
Hậu duệHậu duệ
Hậu duệ
Đại Công nương Sophie của Áo
Đại Công nương Gisela của Áo
Thái tử Rudolf của Áo
Đại Công nương Marie-Valerie của Áo
Trị vì 2 tháng 12 năm 1848 - 21 tháng 11 năm 1916
&0000000000000067.00000067 năm, &0000000000000355.000000355 ngày
Sinh 18 tháng 8 năm 1830
Dinh Schönbrunn, Viên, Đế quốc Áo
Mất 21 tháng 11 năm 1916
Dinh Schönbrunn, Viên, Đế quốc Áo-Hung
Hoàng tộc Họ Habsburg-Lorraine
An táng Hầm mộ Hoàng gia (ở nhà thờ)
Thân phụ Đại công tước Franz Karl của Áo