Erwin_Rommel
Erwin_Rommel

Erwin_Rommel

Erwin Johannes Eugen Rommel (nghe (trợ giúp·thông tin)) (15 tháng 11 năm 189114 tháng 10 năm 1944) (còn được biết đến với tên Cáo Sa mạc, Wüstenfuchs nghe (trợ giúp·thông tin)), là một trong những vị Thống chế lừng danh nhất của nước Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ông là một trong những bậc thầy vĩ đại về mưu mẹo trong chiến tranh, một vị tướng có lòng quả cảm, thượng võ nhất trong quân đội Đức Quốc xã, được cả đồng minh lẫn đối thủ kính trọng.[1] Ông phục vụ cho Adolf Hitler, tuy là một chiến tướng xuất sắc của Đức Quốc xã, nhưng ông không phải đảng viên của Đảng Quốc xã.[2] Vì tinh thần thượng võ cao đẹp, ngay cả người Anh cũng phải bái phục, dù ông đã giao tranh với họ trong nhiều trận đánh quan trọng tại Bắc Phi.[3] Không những thế, cho đến nay người Mỹ vẫn coi ông là một lãnh đạo mẫu mực.[4]Là một Sĩ quan nổi tiếng trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Rommel gặp gỡ lãnh tụ Adolf Hitler lần đầu tiên vào năm 1934. Ông được tặng thưởng huân chương Pour le Mérite vì những chiến công của ông ở mặt trận Ý. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Rommel nổi bật lên trong vai trò chỉ huy của Sư đoàn Ma trong cuộc tấn công Pháp năm 1940 của nước Đức Quốc xã. Tiếp đó, Rommel nắm giữ vai trò chỉ huy liên quân Ý - Đức tại châu Phi, dù phải đối mặt với quân địch đông đảo hơn những nhờ tài nghệ của mình ông đã gặt hái những chiến thắng vẻ vang.[5] Ông đã thực hiện thành công vai trò thống lĩnh Quân đội phe Trục ở Phi châu, đến nỗi nó mang lại cho ông biệt danh Cáo Sa mạc (Wüstenfuchs) và được công nhận rộng rãi là chỉ huy quân sự giỏi nhất ở địa hình sa mạc.[6] Sau đó, ông chỉ huy lực lượng phòng thủ của Đức trong trận Normandie.Erwin Rommel là một chỉ huy hào hiệp và nhân đức, ngược hẳn với hình tượng chung về Phát xít Đức. Quân đoàn châu Phi (Afrikakorps) của ông hoàn toàn không bị cáo buộc bất cứ tội ác chiến tranh nào. Ngoài ra, ông còn nhiều lần cứng rắn từ chối những lệnh yêu cầu ông phải hành quyết lính và người Do Thái bị bắt giữ ở mọi mặt trận mà ông chỉ huy.[7] Dù thế, trong khắp nước Đức Quốc xã thì không người lính nào có tiếng tăm lừng lẫy như ông.[8] Erwin Rommel trở thành một nhân vật trung tâm trong sử sách quân sự châu Âu hiện đại.[4]Ở cuối cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Rommel tham gia vào phong trào chống đối Adolf Hitler, nhưng phản đối âm mưu mưu sát ông này năm 1944. Vì sự dính dáng của Rommel nhưng đồng thời cũng vì danh tiếng quá lớn của ông, Hitler buộc Rommel phải tự sát thay vì hành quyết ông. Điều này khiến người ta coi ông là một nạn nhân của chế độ Adolf Hitler, là hiện thân của một người Đức tốt.[4] Sau khi mất, Rommel được chôn cất với đầy đủ các nghi thức dành cho chỉ huy quân sự cấp cao, nhưng lý do thực sự cho cái chết của ông là một bí ẩn mãi tới tận khi Tòa án Nürnberg được mở. Cho đến này, cuộc đời và sự nghiệp của ông vẫn luôn là điểm thu hút các học giả quân sự.[4]

Erwin_Rommel

Năm tại ngũ 1911–1944
Chỉ huy Sư đoàn thiết giáp thứ 7
Quân đoàn châu Phi
Quân đoàn thiết giáp châu Phi
Quân đoàn Châu phi
Quân đoàn B
Phục vụ  Đế quốc Đức (đến 1918)
Cộng hòa Weimar (đến 1933)
 Đức Quốc xã
Biệt danh Wüstenfuchs (Cáo sa mạc)
Tham chiến Chiến tranh thế giới thứ nhất
Chiến tranh thế giới thứ hai
Khen thưởng Pour le Mérite
Huân chương Hiệp sĩ Chữ thập sắt
Huân chương Chữ thập quân công trạng (Đế quốc Áo-Hung)
Cấp bậc Thống chế (Thống chế Lục quân)
Sinh Heidenheim, Vương quốc Württemberg, Đế chế Đức
Mất Herrlingen, Alb-Donau, Đức
Gia đình Manfred Rommel

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Erwin_Rommel http://www.nationalgeographic.com.au/tv/nazi-under... //nla.gov.au/anbd.aut-an35460759 http://www.tha.id.au/adc/Readings/Ops%201/150409_2... http://www.abc-clio.com/Praeger/product.aspx?pc=C7... http://articles.chicagotribune.com/1991-02-19/news... http://www.eyewitnesstohistory.com/blitzkrieg.htm http://www.eyewitnesstohistory.com/rommel.htm http://www.historynet.com/march-2016-readers-lette... http://www.historynet.com/military-history-january... http://www.historynet.com/rommels-afrika-korps.htm