Emma_Goldman
Emma_Goldman

Emma_Goldman

Emma Goldman (27 tháng 6 [15 tháng 6 lịch cũ] năm 1869 - 14 tháng 5 năm 1940) là một người theo chủ nghĩa vô chính phủ nổi tiếng với các hoạt động chính trị, các bài viết và diễn văn của mình. Bà đóng một vai trò then chốt trong việc xây dựng triết học chính trị vô chính phủBắc Mỹchâu Âu trong nửa đầu của thế kỷ 20.Sinh ra ở Kovno trong Đế quốc Nga (ngày nay là Kaunas, Litva), Goldman di cư sang Hoa Kỳ vào năm 1885.[2] Bị thu hút bởi chủ nghĩa vô chính phủ sau Sự kiện Haymarket, Goldman trở thành một cây bút kiêm diễn giả nổi tiếng về triết học vô chính phủ, nữ quyền và các vấn đề xã hội, với những buổi thuyết giảng thu hút hàng nghìn người.[2] Bà và nhà hoạt động vô chính phủ Alexander Berkman, người yêu và bạn lâu năm, lên kế hoạch ám sát nhà công nghiệp và tài phiệt Henry Clay Frick nhằm gây tiếng vang. Kế hoạch bất thành, Berkman bị kết án 22 năm tù giam. Goldman đã bị tống giam nhiều lần trong những năm sau đó vì hành vi "kích động bạo loạn" và phân phát thông tin bất hợp pháp về kiểm soát sinh sản. Năm 1906, Goldman thành lập tạp chí Mẹ Trái Đất theo đường lối vô chính phủ.Năm 1917, Goldman và Berkman bị kết án 2 năm tù vì âm mưu "lôi kéo một số người không đăng lính" theo lệnh tổng động viên mới ban hành. Sau khi ra tù, họ lại bị bắt lần nữa-cùng với hàng trăm người khác-và bị trục xuất về nguyên quán ở Nga. Ban đầu ủng hộ cách mạng Bolshevik, Goldman thay đổi quan điểm của mình sau khởi nghĩa Kronstadt và lên án nước Nga Xô-viết về việc đàn áp những tiếng nói độc lập. Năm 1923, bà công bố một cuốn sách về những trải nghiệm của mình ở Nga, mang tựa đề "My Disillusionment in Russia". Di cư sang Anh, Canada, và Pháp, bà viết một tiểu sử mang tên "Living My Life". Khi Nội chiến Tây Ban Nha bùng nổ, bà du hành tới Tây Ban Nha để ủng hộ cuộc cách mạng vô chính phủ ở đây. Thất bại, Goldman quay về Anh rồi sang sống ở Canada. Bà mất tại Toronto ngày 14 tháng 4 năm 1940 ở tuổi 70.Trong cuộc đời mình, Goldman được những người hâm mộ ca ngợi như một "người phụ nữ nổi loạn" mang tư tưởng tự do, còn những người chỉ trích thì lên án bà là một người ủng hộ ám sát với động cơ chính trị và cách mạng bạo lực.[3] Những bài viết và bài giảng của bà trải rộng trên nhiều lĩnh vực, bao gồm nhà tù, chủ nghĩa vô thần, tự do ngôn luận, chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa tư bản, hôn nhân, tự do yêu đương, và đồng tính luyến ái. Mặc dù giữ khoảng cách với chủ nghĩa nữ quyền giai đoạn đầu cũng như những nỗ lực nhằm đòi quyền bỏ phiếu cho phụ nữ, bà đã phát triển những cách mới để tích hợp chính trị về giới tính vào chủ nghĩa vô chính phủ. Sau hàng thập kỷ rơi vào quên lãng, vai trò biểu tượng của Goldman hồi sinh từ những năm 1970, khi những học giả về nữ quyền và chủ nghĩa vô chính phủ gợi lại mối quan tâm của quần chúng về cuộc đời của bà.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Emma_Goldman http://divergences.be/spip.php?article425&lang=fr http://ditext.com/goldman/russia/russia.html http://www.doollee.com/PlaywrightsR/rogoff-lynn.ht... http://www.emmagoldman.com/index.shtml http://movies.nytimes.com/movie/40771/Reds/awards http://query.nytimes.com/gst/abstract.html?res=940... http://query.nytimes.com/gst/abstract.html?res=9A0... http://query.nytimes.com/gst/abstract.html?res=9A0... http://query.nytimes.com/gst/abstract.html?res=9D0... http://query.nytimes.com/gst/abstract.html?res=9D0...