Dante_Alighieri
Dante_Alighieri

Dante_Alighieri

Durante degli Alighieri (tiếng Ý: [duˈrante deʎʎ aliˈɡjɛːri]), thường được biết với tên gọi ngắn gọn Dante Alighieri hay, đơn giản hơn, Dante (tiếng Ý: [ˈdante]; /ˈdɑːnteɪ/, tiếng Anh cũng /ˈdænti, -teɪ/; k. 1265 – 1321), là một nhà thơ lớn người Ý vào giai đoạn Hậu kỳ Trung Cổ. Tác phẩm Thần khúc (La Divina Commedia) của ông, nguyên gốc là Comedìa (tiếng Ý hiện đại: Commedia) và sau đó được đặt tên thánh là Divina bởi Giovanni Boccaccio, được coi là tập thơ quan trọng nhất của thời kỳ Trung Cổ và là tác phẩm văn học vĩ đại nhất bằng tiếng Ý.[1][2]Vào cuối thời kỳ Trung Cổ, hầu hết thơ ca được viết bằng tiếng Latin, chỉ những độc giả có học thức nhất mới có thể tiếp cận được. Tuy nhiên, trong De vulgari eloquentia (Về hùng biện bằng tiếng bản xứ), Dante đã bảo vệ việc sử dụng tiếng bản xứ trong văn chương. Ông thậm chí sẽ viết bằng phương ngữ Toscana trong các tác phẩm như Cuộc đời mới (La Vita Nuova, 1295) và Thần khúc; sự lựa chọn không chính thống này đã đặt ra một tiền lệ mà những nhà văn Ý quan trọng như Petrarch và Boccaccio sẽ tiếp nối.Dante đã đóng vai trò chủ đạo trong việc kiến tạo nền văn học Ý, và những miêu tả của ông về Địa ngục (Hell), Luyện ngục (Purgatory) và Thiên đàng (Heaven) đã mang tới nguồn cảm hứng cho sự định hình ở quy mô lớn hơn của nghệ thuật phương Tây.[3][4] Ông được trích dẫn có ảnh hưởng đến John Milton, Geoffrey ChaucerAlfred Tennyson, trong số nhiều người khác. Ngoài ra, việc sử dụng lần đầu tiên của hệ thống vần ba dòng lồng nhau, hay terza rima, là do ông khởi xướng. Ở Ý, ông thường được gọi là il Sommo Poeta ("Nhà thơ tối cao") và il Poeta ("Nhà thơ"); ông, Petrarch, và Boccaccio cũng được gọi là "ba suối nguồn" hoặc "ba ngôi".

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Dante_Alighieri http://aquinatis.blogspot.com/2008/05/vida-de-sant... http://www.bookrags.com/tandf/francesco-daccorso-t... http://www.intratext.com/catalogo/Autori/Aut11.htm http://www.microsofttranslator.com/BV.aspx?ref=IE8... http://www.upi.com/Florence-sorry-for-banishing-Da... http://dante.ilt.columbia.edu/ http://etcweb.princeton.edu/dante/index.html http://plato.stanford.edu/entries/dante/ http://danteworlds.laits.utexas.edu/ http://www.brunacci.it/s--tommaso.html