Danh_sách_thú_chân_vây

Pinnipedia là một thứ bộ động vật có vú trong bộ Ăn thịt, bao gồm hải cẩu, sư tử biểnhải mã. Trong tiếng Anh, mỗi loài trong thứ bộ này được gọi là pinniped hay đơn giản là seal - hải cẩu. Chúng phổ biến khắp đại dương và một số hồ lớn hơn, chủ yếu ở vùng nước lạnh. Động vật chân màng có kích thước và cân nặng từ hải cẩu Baikal dài 1,1 m (3 ft 7 in) nặng 50 kg (110 lb) cho đến hải tượng phương nam đực dài 6 m (20 ft) và nặng đến 3.700 kg (8.200 lb) là loài lớn nhất trong bộ Ăn thịt.[1] Một số loài có biểu hiện dị hình giới tính, chẳng hạn như hải tượng phương nam đực có thể dài gấp ba lần và to gấp sáu lần con cái hoặc hải cẩu Ross cái thường lớn hơn con đực. Bốn loài hải cẩu ước tính có hơn một triệu cá thể mỗi loài, trong khi bảy loài được xếp vào loại nguy cấp với số lượng cá thể thấp xuống 300, cộng với hai loài tuyệt chủng vào thế kỷ 20 là hải cẩu thầy tu Caribesư tử biển Nhật Bản.[2]34 loài chân vây còn tồn tại được chia thành 22 chi trong 3 họ là: Odobenidae (hải mã), Otariidae (hải cẩu tai, phân chia giữa sư tử biển và hải cẩu lông) và Phocidae (hải cẩu không tai hoặc tai thật). Odobenidae và Otariidae được kết hợp thành siêu họ Otarioidea, còn Phocidae nằm trong siêu họ Phocoidea. Các loài đã tuyệt chủng cũng được xếp vào ba họ còn tồn tại cũng như họ Desmatophocidae đã tuyệt chủng, mặc dù hầu hết các loài tuyệt chủng chưa được phân loại thành một phân họ. Gần một trăm loài chân vây tuyệt chủng được phát hiện, nhưng số lượng và phân loại là không cố định, quá trình nghiên cứu và phát hiện vẫn đang tiếp diễn.