Danh_sách_quốc_gia_theo_GDP_(PPP)_bình_quân_đầu_người
Danh_sách_quốc_gia_theo_GDP_(PPP)_bình_quân_đầu_người

Danh_sách_quốc_gia_theo_GDP_(PPP)_bình_quân_đầu_người

Bài viết này gồm một Danh sách quốc gia trên thế giới được xếp hạng theo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của họ quy đổi theo sức mua tương đương (PPP) bình quân đầu người (giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được tạo ra bên trong một quốc gia trong một năm cho trước được chia theo dân số trung bình của cùng năm đó).GDP theo dollar được ước tính ở đây xuất phát từ các tính toán về sức mua tương đương (PPP). Những tính toán như vậy được nhiều tổ chức thực hiện, gồm cả Quỹ tiền tệ quốc tế, Đại học PennsylvaniaNgân hàng thế giới. Kết quả do các tổ chức khác nhau đưa ra cho cùng một quốc gia có thể có khác biệt, thậm chí khác biệt lớn. Các con số về sức mua tương đương (PPP) bình quân đầu người chỉ là ước tính chứ không phải thực tế, và cần được chú ý khi sử dụng.Việc so sánh sự giàu mạnh của quốc gia cũng thường được thực hiện dựa trên cơ sở GDP quốc gia, nó không phản ánh những sự khác biệt trong giá cả sinh hoạt ở các quốc gia khác nhau.Ưu thế của việc sử dụng các con số GDP danh nghĩa là nó ít yêu cầu tính toán hơn, và nó phản ánh chính xác hơn sự tham gia của người dân nước đó vào kinh tế toàn cầu. Thông thường các con số về sức mua tương đương trên đầu người ít phổ biến hơn các con số GDP bình quân đầu người.Cần hết sức cẩn thận khi sử dụng bất kỳ con số nào để so sánh sự thịnh vượng giữa hai quốc gia. Thường thường khi muốn làm tăng hay giảm vị thế của một quốc gia người ta thường sử dụng con số phù hợp nhất cho mục tiêu của mình và quên đi con số kia, vì thế có thể gây ra sự khác biệt, một so sánh chính xác hơn giữa hai nền kinh tế buộc phải tham khảo cả hai con số xếp hạng, cũng như sử dụng các dữ liệu kinh tế khác để đặt nền kinh tế vào đúng hoàn cảnh của nó.Tuy nhiên các số liệu về GDP theo giá thực tế thường có tính chính xác cao hơn GDP theo sức mua tương đương (khó tính hơn và hay bị làm tròn, ước lượng) và có giá trị hơn khi so sánh kinh tế các quốc gia (đóng góp cho kinh tế thế giới) thường nằm trong báo cáo của các chính phủ. Tuy nhiên GDP theo sức mua tương đương phản ánh khá chính xác mức sống của người dân, song có hạn chế như 1 người có thể kiếm tiền ở nước này nhưng tiêu tiền ở nước khác để hưởng giá rẻ hơn (ví dụ một công dân Mỹ lấy tiền kiếm được ở Mỹ để tiêu tiền ở Việt Nam có giá rẻ hơn; và ngược lại) hay chất lượng hàng hóa các nơi khác nhau. Hơn nữa, số liệu GDP và GNP (GNI) có sự chênh lệch, ví dụ một công ty Trung Quốc kiếm tiền ở Việt Nam thì doanh thu tính vào GDP của Việt Nam, nhưng chỉ một phần nhỏ doanh thu là tính vào GNI của Việt Nam, còn phần lớn là tính vào GNI của Trung Quốc. Vì thế có sự chênh lệch đáng kể giữa GDP/người và thu nhập bình quân đầu người (sau khi trừ đi các khoản trả cho nước ngoài từ vốn và lao động, và các khoản nhà nước khấu trừ, nhưng cộng thêm các khoản khác để tính như từ sở hữu, tặng cho,...).Một số nước như Cuba hay Bắc Triều Tiên,...áp dụng tính tổng sản phẩm quốc dân (quốc nội) khác với hầu hết các nước kinh tế thị trường, cách tính giống với hệ thống XHCN thời Liên Xô trước đây, nên rất khó so sánh.