Danh_sách_di_sản_thế_giới_bị_đe_dọa
Danh_sách_di_sản_thế_giới_bị_đe_dọa

Danh_sách_di_sản_thế_giới_bị_đe_dọa

Công ước di sản thế giới theo quy định của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) vào năm 1972 cung cấp cơ sở cho việc chỉ định và quản lý các di sản thế giới. Theo điều khoản 11.4 của Công ước UNESCO, thông qua Ủy ban Di sản Thế giới, có thể đưa các địa điểm cần được bảo tồn khẩn cấp, hoặc các địa điểm cần được "hỗ trợ theo yêu cầu" của quốc gia có di sản đó vào danh sách di sản thế giới bị đe dọa.[1] Hành động này nhằm nâng cao nhận thức của quốc tế về mối đe dọa và khuyến khích đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục.[2] Các mối đe dọa đến một địa danh di sản xác định chắc chắn và được chứng minh được mối đe dọa sắp xảy ra hoặc nguy hiểm tiềm năng có thể có làm ảnh hưởng đối với di sản đó.Trong trường hợp các di sản thiên nhiên gặp nguy hiểm được xác định bao gồm sự suy giảm nghiêm trọng của quần thể một loài có giá trị hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng, hoặc suy giảm về vẻ đẹp tự nhiên hay giá trị khoa học của một tài sản của con người gây ra bởi các hoạt động như khai thác gỗ, khai thác mỏ, ô nhiễm môi trường, canh tác nông nghiệp, xây dựng công trình công cộng lớn. Xác định chắc chắn nguy hiểm cho các di sản văn hóa bao gồm: xuống cấp nghiêm trọng của vật liệu xây dựng, cấu trúc, đồ trang trí hoặc sự gắn kết kiến trúc; sự mất mát về tính xác thực lịch sử, ý nghĩa văn hóa. Mối nguy hiểm tiềm năng cho các di sản hỗn hợp bao gồm các dự án phát triển, xung đột vũ trang, hệ thống quản lý không đầy đủ hoặc những thay đổi về tính pháp lý trong việc bảo vệ di sản. Trong trường hợp của các di sản văn hóa thay đổi do khí hậu, địa chất, môi trường cũng có thể được coi là mối nguy hiểm tiềm năng.[3]Trước khi di sản bị đưa vào Danh sách Di sản Thế giới bị đe dọa, điều kiện của nó sẽ được đánh giá và có một chương trình để có biện pháp khắc phục thông qua hợp tác với các quốc gia thành viên của UNESCO. Quyết định cuối cùng là từ phía ủy ban di sản thế giới. Hỗ trợ tài chính từ Quỹ Di sản Thế giới được phân bổ bởi Ủy ban đối với di sản bị đe dọa được liệt kê. Tình trạng bảo tồn được xem xét trên cơ sở hàng năm. Tùy thuộc vào kết quả được xem xét khách quan, Ủy ban có thể yêu cầu các biện pháp bổ sung hoặc đưa các di sản ra khỏi danh sách nếu các mối đe dọa đã không còn tồn tại hoặc có thể xem xét xoá tên khỏi Danh sách các di sản thế giới nguy hiểm và Danh sách Di sản Thế giới.[3] Hai di sản thế giới (cũ), Thung lũng Elbe ở Dresden đã bị hủy bỏ niêm yết đưa ra khỏi danh sách Di sản Thế giới sau khi di sản này bị đưa vào Danh sách di sản thế giới bị đe dọa, trong khi Khu bảo tồn linh dương Ả Rập đã trực tiếp bị huỷ bỏ niêm yết, đưa ra khỏi danh sách di sản thế giới.[4][5] Năm 2016, có 55 địa điểm di sản (19 di sản tự nhiên, 36 di sản văn hóa) nằm trong Danh sách di sản thế giới bị đe dọa.[6] Hầu hết các di sản này nằm tại các nước đang phát triểnchâu Áchâu Phi.[7] Đa số các di sản có nguy cơ tuyệt chủng tự nhiên nằm ở châu Phi.[8] Một số di sản đã được chỉ định là Di sản thế giới và Di sản thế giới bị đe dọa trong cùng một năm, như là Các xưởng diêm tiêu Humberstone và Santa Laura (2005), Nhà thờ Giáng Sinh (2012), Cảnh văn hóa của miền Nam Jerusalem, Battir (2014) và mới đây nhất là Phế tích Nan Madol (2016).Trong khi một số di sản bị đe dọa đã làm rất tốt và có những nỗ lực bảo tồn, kết quả là tạo ra một sự phát triển tích cực của một số địa danh di sản như Galápagos hay Yellowstone.[9][10] Một số quốc gia và các bên liên quan của Di sản thế giới đã đặt câu hỏi về thẩm quyền của Ủy ban khi tuyên bố một di sản bị đe dọa mà không có sự đồng ý của họ.[11] Cho đến khi UNESCO thiết lập một tiền lệ vào năm 1992 đặt một số địa danh trong danh sách di sản bị đe dọa chống lại quan điểm của họ, quốc gia có di sản bị đe dọa sẽ có được gửi một chương trình về biện pháp khắc phục trước khi địa danh đó bị liệt kê trong danh sách.[12] Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN) ghi chú rằng UNESCO đã tham khảo danh sách Di sản thế giới bị đe dọa (mà không thực sự liệt kê các địa danh đó) trong một số trường hợp mối đe dọa có thể dễ dàng được quốc gia khắc phục.[13][14] IUCN cũng lưu ý rằng, một số di sản trong danh sách di sản bị đe dọa có thể dễ dàng được giải quyết từ phía chính phủ quốc gia đó.[15] Họ cũng lập luận rằng, việc giữ một di sản bị đe dọa trong một thời gian dài nhằm giải quyết các vấn đề và tìm kiếm các cơ chế khác để bảo tồn tốt hơn.[16]Dưới đây là danh sách năm 2016, các Di sản thế giới do UNESCO công nhận bị đưa vào trường hợp bị đe dọa, bên cạnh tên di sản là năm nó bị đưa vào danh sách.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Danh_sách_di_sản_thế_giới_bị_đe_dọa http://books.google.de/books?id=0TnY6PX_RyMC http://books.google.de/books?id=5qU7GqJa1-oC http://books.google.de/books?id=HuaGXdMTTmcC http://worldheritage-forum.net/en/ http://data.iucn.org/dbtw-wpd/edocs/2009-066.pdf http://en.unesco.org/news/ethiopian-world-heritage... http://en.unesco.org/news/gelati-monastery-georgia... http://en.unesco.org/news/world-heritage-site-como... http://unesdoc.unesco.org/images/0008/000818/08184... http://whc.unesco.org/archive/1979/cc-79-conf003-1...