Danh_sách_các_Toàn_quyền_Ấn_Độ

Danh sách Toàn quyền Ấn Độ là thống kê những cá nhân được bổ nhiệm đứng đầu chính phủ thuộc địa Ấn Độ thuộc Anh và sau này còn được chỉ định đại diện cho quân chủ Anh thực hiện quyền nguyên thủ tại các phiên vương quốc trên tiểu lục địa Ấn Độ với vai trò Phó vương Ấn Độ, tên gọi đầy đủ cho chức danh này là Phó vương kiêm Toàn quyền Ấn Độ, được gọi tắt là Phó vương Ấn Độ.Toàn quyền Ấn Độ là chức danh được tạo ra đầu tiên bởi Đạo luật Điều tiết 1773, ban đầu tên gọi là Toàn quyền của Pháo đài William, hay Toàn quyền của Bengal. Chức danh này được bổ nhiệm bởi "Court of Directors" của Công ty Đông Ấn Anh (EIC). Hội đồng Tối cao Bengal gồm 4 người được chỉ định để cố vấn cho Toàn quyền, các quyết định của hội đồng có giá trị ràng buộc đối với Toàn quyền trong giai đoạn từ năm 1773 đến 1784.Đạo luật Saint Helena 1833, còn được gọi là Đạo luật Chính phủ Ấn Độ 1833, đã thay đổi tên gọi, thẩm quyền và chính thức gọi chức danh này là Toàn quyền Ấn Độ. Lãnh chúa William Bentinck được chỉ định trở thành Toàn quyền Ấn Độ chính thức đầu tiên vào năm 1833.Sau cuộc nổi dậy của người dân Ấn Độ năm 1857, Công ty Đông Ấn Anh chấm dứt sự cai trị Ấn Độ thuộc Anh và các phiên vương quốc trên tiểu lục địa Ấn Độ, mọi quyền hành được chuyển về cho Chính phủ Vương quốc Anh. Đạo luật Chính phủ Ấn Độ 1858 thành lập Văn phòng Bộ trưởng Ấn Độ để giám sát các vấn đề liên quan đến tiểu lục địa Ấn Độ, được cố vấn bởi Hội đồng Ấn Độ với 15 thanh viên (có trụ sở tại London). Hội đồng Tối cao Bengal được đổi tên thành Hội đồng Toàn quyền Ấn Độ hoặc Hội đồng Điều hành Ấn Độ. Hội đồng Ấn Độ sau đó đã bị bãi bỏ bởi Đạo luật Chính phủ Ấn Độ 1935.Sau khi thông qua Đạo luật của Chính phủ Ấn Độ năm 1858, Toàn quyền đại diện cho Vương quyền với tên gọi chính thức là Phó vương. Việc chỉ định 'Phó vương', mặc dù nó được sử dụng thường xuyên nhất trong cách nói thông thường, nhưng lại không có thẩm quyền theo luật định và không bao giờ được sử dụng bởi Nghị viện. Lãnh chúa Canning trở thành Phó vương kiêm Toàn quyền Ấn Độ đầu tiên. Toàn quyền Ấn Độ tiếp tục là đại diện duy nhất của quân chủ Anh, và Chính phủ Ấn Độ tiếp tục được trao quyền bổ nhiệm Toàn quyền Ấn Độ do Hoàng gia Anh đưa ra theo lời khuyên của Bộ trưởng Ấn Độ trong Nội các Anh ở London. Sau khi Anh trao trả độc lập cho tiểu lục địa Ấn Độ, Văn phòng Toàn quyền tiếp tục tồn tại như một cơ quan nghi lễ ở Lãnh thổ tự trị Ấn ĐộLãnh thổ tự trị Pakistan, cho đến khi các quốc gia này thông qua các hiến pháp cộng hòa lần lượt vào năm 1950 và 1956.