Cảnh_giác_dược

Cảnh giác dược (tiếng Anh là pharmacovigilance) là ngành khoa học về dược lý liên quan đến việc phát hiện, đánh giá, hiểu và ngăn chặn các tác dụng ngoại ý, đặc biệt là các phản ứng phụ ngắn hạn và dài hạn của thuốc[1]. Theo cách hiểu thông thường, cảnh giác dược là ngành khoa học về thu thập, giám sát, nghiên cứu, theo dõi và đánh giá thông tin từ các trung tâm chăm sóc sức khỏe và bệnh nhân đối với các tác dụng ngoại ý của thuốc, sản phẩm sinh học, thảo dượcthuốc cổ truyền nhằm:Gốc từ của từ "cảnh giác dược" trong tiếng Anh là "pharmacovigilance" bắt nguồn từ: pharmakon (tiếng Hy Lạp) là thuốc; vigilare (tiếng Latinh) là cảnh giác.Cảnh giác dược đặc biệt chú ý đến phản ứng có hại của thuốc hay ADRs (adverse drug reactions) được định nghĩa như sau "là một đáp ứng với thuốc không định trước, xảy ra ở liều thường dùng... cho dự phòng hoặc điều trị bệnh, hoặc hỗ trợ chức năng sinh lý".[2]Cảnh giác dược ngày càng trở nên quan trọng đối với bác sĩ và các nhà khoa học khi số lượng thông tin về việc thu hồi thuốc trên các phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng nhiều.Quá trình thử nghiệm lâm sàng chỉ liên quan đến nhiều nhất là vài ngàn bệnh nhân, nên những tác dụng ngoại ý hay phản ứng phụ của thuốc không phổ biến thường bị bỏ qua. Chỉ đến khi thuốc đã bán trên thị trường, những tác dụng đó mới được phát hiện. Ngay cả các phản ứng phụ nặng như độc gan cũng thường không được phát hiện vì quy mô nghiên cứu nhỏ. Để nghiên cứu cảnh giác dược đối với các thuốc đã tung ra thị trường, người ta cần sử dụng các công cụ như khai thác dữ liệu và nghiên cứu các báo cáo của từng trường hợp để xác định mối liên hệ giữa thuốc và phản ứng phụ.Dược lý môi trường học:Một nhánh của dược lý học về môi trường và là một dạng của cảnh giác dược, trong đó nghiên cứu tác động của hóa chất và thuốc khi được con người và động vật thải ra môi trường sau khi sử dụng để điều trị. Nó đặc biệt chú ý tới các dược chất có tác động đến môi trường sau khi thải ra từ động vật sống sử dụng loại thuốc đó[3][4][5]