Chủ_nghĩa_nữ_quyền
Chủ_nghĩa_nữ_quyền

Chủ_nghĩa_nữ_quyền

Chủ nghĩa nữ giới hay chủ nghĩa nữ quyền, chủ nghĩa duy nữ là một tập hợp của các phong trào và ý thức hệ nhằm mục đích xác định, xây dựng và bảo vệ quyền lợi chính trị, kinh tế, văn hóaxã hội bình đẳng cho phụ nữ.[1][2] Điều này bao gồm tìm cách thiết lập cơ hội bình đẳng cho phụ nữ trong giáo dụcviệc làm. Người theo chủ nghĩa nữ giới là người vận động hoặc ủng hộ các quyền và bình đẳng của phụ nữ.[3]Các vấn đề thường liên quan với khái niệm quyền của phụ nữ bao gồm, nhưng không giới hạn: cơ thể toàn vẹn và tự chủ; quyền được giáo dục và làm việc; được trả lương như nhau; quyền sở hữu tài sản; tham gia vào các hợp đồng hợp pháp, tổ chức các cơ quan công quyền; quyền bầu cử; quyền tự do kết hôn, bình đẳng trong gia đình và tự do tôn giáo.Lý thuyết nữ giới chủ nghĩa, nổi lên từ phong trào nữ giới chủ nghĩa, nhằm mục đích để hiểu bản chất của bất bình đẳng giới bằng cách kiểm tra vai trò xã hội của phụ nữ và kinh nghiệm sống; nó đã phát triển lý thuyết trong một loạt các lĩnh vực để đối phó với các vấn đề như xây dựng xã hội về tình dụcgiới tính.[4][5] Một số hình thức trước đó của chủ nghĩa nữ quyền đã bị chỉ trích là chỉ dựa trên quan điểm của những người da trắng có mức thu nhập trung bình và khá. Điều này dẫn đến việc tạo ra các hình thức dân tộc cụ thể hoặc đa văn hóa của chủ nghĩa nữ quyền.[6]Những nhà hoạt động nữ giới chủ nghĩa vận động cho quyền của phụ nữ - chẳng hạn như trong luật hợp đồng, tài sản, và bỏ phiếu - trong khi cũng thúc đẩy sự toàn vẹn thân thể, quyền tự chủ, và quyền sinh sản cho phụ nữ. Các chiến dịch nữ quyền đã thay đổi xã hội, đặc biệt là ở phương Tây, bằng cách đạt được quyền bầu cử của phụ nữ, trung lập giới tính bằng tiếng Anh, bình đẳng lương cho phụ nữ, quyền sinh sản cho phụ nữ (bao gồm cả quyền tránh thaiphá thai), và quyền được ký kết hợp đồng và tài sản riêng.[7][8] Những người theo chủ nghĩa nữ giới đã làm việc để bảo vệ phụ nữtrẻ em gái khỏi bạo lực gia đình, quấy rối tình dụctấn công tình dục.[9][10][11] Họ cũng đã ủng hộ cho các quyền tại nơi làm việc, bao gồm nghỉ thai sản, và chống lại các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ.[7][8][12] Chủ nghĩa nữ quyền chủ yếu tập trung vào các vấn đề của phụ nữ, nhưng tác giả Bell Hooks và những người khác đã lập luận rằng, do chủ nghĩa nữ quyền muốn đạt tới bình đẳng giới nên nó nhất thiết phải bao gồm cả việc giải phóng cho đàn ông vì đàn ông cũng bị xâm hại bởi phân biệt giới tínhvai trò giới.[13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chủ_nghĩa_nữ_quyền http://www.feministhousewives.com http://www.feministing.com http://www.merriam-webster.com/dictionary/feminism http://www.oed.com/view/Entry/69192 http://www.oed.com/view/Entry/69193 http://www.oed.com/view/Entry/69193?redirectedFrom... http://plato.stanford.edu/entries/feminism-femhist... http://eric.ed.gov/ERICWebPortal/custom/portlets/r... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19291893 http://www.amnesty.org/en/campaigns/stop-violence-...