Chủ_nghĩa_cộng_sản_vô_chính_phủ

Chủ nghĩa Cộng sản vô chính phủ (tiếng Anh Anarchist communism[1], Anarcho-communism, Libertarian communism) hay còn gọi là Chủ nghĩa Cộng sản tự do (Libertarian Communism) là một học thuyết của chủ nghĩa vô chính phủ, chủ trương thủ tiêu nhà nước, chủ nghĩa tư bảntài sản tư nhân (nhưng vẫn giữ lại tài sản cá nhân)[2], ủng hộ quyền sở hữu chung đối với phương tiện sản xuất[3][4], dân chủ trực tiếp và mạng lưới bình đẳng các tổ chức thiện nguyện cũng như các hội đồng người lao động với sự sản xuất và tiêu thụ dựa trên tiên chỉ: "From each according to his ability, to each according to his need".[5][6] (tạm dịch: "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu"). Một vài hình thức chủ nghĩa Cộng sản vô chính phủ, như là chủ nghĩa vô chính phủ nổi dậy (insurrectionary anarchism), có ảnh hưởng mạnh từ chủ nghĩa vị kỷ (egoism) và chủ nghĩa cá nhân cấp tiến (radical individualism). Các hình thức này tin chủ nghĩa Cộng sản vô chính phủ là hệ thống xã hội tốt nhất cho sự hiện thức hóa của tự do cá nhân. Đa phần người theo chủ nghĩa này cho rằng cộng sản vô chính phủ là một cách hòa giải sự đối lập giữa cá nhân và xã hội.Chủ nghĩa cộng sản vô chính phủ phát triển từ các trào lưu xã hội chủ nghĩa cấp tiến sau Cách mạng Pháp, nhưng nó đầu tiên được hình thành trong phần Ý của Đệ Nhất Quốc tế. Công trình lý thuyết của Peter Kropotkin sau này trở nên quan trọng khi nó mở rộng và phát triển các phần ủng hộ chủ nghĩa tổ chức và chủ nghĩa chống tổ chức nổi dậy. Cho đến nay, những ví dụ nổi tiếng nhất về một xã hội cộng sản vô chính phủ (tức là các xã hội được thiết lập dựa trên những ý tưởng như chúng tồn tại hiện nay, và thu được sự chú ý cùng với sụ công nhận trên toàn thế giới trong lịch sử) là các lãnh thổ vô chính phủ trong Cách mạng Tây Ban NhaLãnh thổ Tự do trong Cách mạng Nga. Ở các Lãnh Thổ Tự do trong cách mạng Nga, những người theo chủ nghĩa vô chính phủ như Nestor Makhno đã cố gắng tạo ra và bảo vệ chủ nghĩa cộng sản vô chính phủ thông qua Quân đội cách mạng nổi dậy Ukraine từ năm 1918, trước khi bị Hồng quân Bolshevik chinh phục vào năm 1921.Vào năm 1929, chủ nghĩa cộng sản vô chính phủ cũng được thành lập thành công ở Hàn Quốc bởi Liên đoàn vô chính phủ Hàn QuốcMãn Châu cùng với Liên đoàn cộng sản vô chính phủ Hàn Quốc, với sự giúp đỡ của Kim Chwa-chin, một tướng theo chủ nghĩa vô chính phủ và đấu tranh giành độc lập. Chính phủ này kéo dài đến năm 1931, khi Đế quốc Nhật Bản ám sát Kim và xâm lược từ phía nam, trong khi quân Quốc dân Đảng Trung Quốc xâm lược từ phía bắc, dẫn đến sự thành lập Mãn Châu Quốc, một quốc gia bù nhìn của Đế quốc Nhật Bản.Thông qua những nỗ lực và ảnh hưởng của những người theo chủ nghĩa vô chính phủ Tây Ban Nha trong cuộc Cách mạng Tây Ban Nha trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha (bắt đầu từ năm 1936), chủ nghĩa cộng sản vô chính phủ tồn tại ở hầu hết Aragon, các phần của Levante và Andalusia cũng như trong thành trì của Catalunya vô chính phủ trước khi bị đánh bại vào năm 1939 bởi lực lượng tổng hợp của những người theo chủ nghĩa dân tộc Franco (chế độ đã chiến thắng trong chiến tranh), các đồng minh của Chủ nghĩa dân tộc như Adolf HitlerBenito Mussolini. Và họ thậm chí còn bị đàn áp bởi Đảng Cộng sản Tây Ban Nha (được Liên Xô hậu thuẫn), cộng với sự phong tỏa kinh tế và vũ khí từ các quốc gia tư bản, và do chính Cộng hòa Tây Ban Nha do đảng Cộng hòa quản lý.Ở Việt Nam, phong trào Cộng sản vô chính phủ không nổi tiếng và hịnh thành lắm, và ít người biết đến.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chủ_nghĩa_cộng_sản_vô_chính_phủ http://www.ainfos.ca/06/jul/ainfos00232.html http://www.blackcatpress.ca/Revolution%20-%20Cafie... http://edition.cnn.com/2003/WORLD/europe/12/31/eur... http://www.crimethinc.com/texts/recentfeatures/ins... http://books.google.com/?id=6MkTz6Rq7wUC&pg=PA131&... http://books.google.com/?id=jeiudz5sBV4C&pg=PA14&d... http://books.google.com/books?id=-VarDLHA3_YC&pg=P... http://www.inspiracy.com/black/wooden.html http://www.nakedcapitalism.com/2011/08/what-is-deb... http://recollectionbooks.com/siml/library/illegali...