Chiến_dịch_đổ_bộ_đường_không_Rzhishchev-Bukrin

Chiến dịch đổ bộ đường không Rzhishchev-Bukrin là một hoạt động quân sự nằm trong khuôn khổ Trận sông Dniepr. Ban đầu, chiến dịch này được coi là hoạt động tiền đề cho Trận Kiev (1943). Thực hiện kế hoạch vượt sông Dniepr để chiếm lại Kiev, trong quá trình tấn công của quân đội Liên Xô, Lữ đoàn mô tô trinh sát của Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3, một sư đoàn của Quân đoàn bộ binh 51 (Tập đoàn quân 40) và một sư đoàn của Quân đoàn bộ binh 46 (Tập đoàn quân 27) đã qua sông và chiếm giữ các làng Bolsoy Bukrin (Velykyi Burkin), Shuchinka (Balyko Shchuchynka), Rzhishev và Studenets và hình thành cụm cứ điểm đầu cầu Bukrin. Khu vực này chỉ cách Kiev gần 50 km về phía Nam, khá thuận tiện về giao thông nếu như tiếp tục mở rộng đầu cầu, làm chủ tuyến đường bộ và đường sắt từ Marinovka (Myronovka) đi Kiev. Ngày 19 tháng 9, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô thông qua phương án chọn đầu cầu Bukrin làm nơi tập kết các lực lượng chính để tấn công Kiev từ phía Nam, phối hợp với đòn đột kích phụ từ bàn đạp Lyutezh ở phía Bắc Kiev đánh xuống. Trong kế hoạch dự định sử dụng Quân đoàn đổ bộ đường không 3 gồm 3 lữ đoàn, phối hợp với lục quân mở rộng bàn đạp Bukrin, làm địa điểm tập kết các tập đoàn quân chủ lực sau khi vượt sông Dniepr.[1]Tuy nhiên, tướng Hermann Hoth đã phát hiện ý đồ này và điều động các quân đoàn xe tăng 24, 48 đến khu vực đầu cầu. Chiến dịch đổ bộ đường không của quân đội Liên Xô đêm 24 tháng 9 được tổ chức kém. Phần lớn lữ đoàn đổ bộ đường không 3 và 1 tiểu đoàn của Lữ đoàn đổ bộ đường không 5 đã được ném xuống không đúng vị trí. Chỉ có 2 tiểu đoàn đổ bộ đầu tiên nhảy dù trúng đích. Một tiểu đoàn nhảy xuống sông Dniepr và phải đến sáng 25 tháng 9 mới vào được bờ. Một tiểu đoàn nhảy dù trúng đầu Sư đoàn xe tăng 11 của Quân đoàn xe tăng 48 (Đức) đang hành quân và phải chiến đấu trong vòng vây. Song, điều quan trọng nhất là yếu tố bất ngờ cho cuộc tấn công của quân đội Liên Xô không còn. Ngày 27 tháng 9, toàn bộ hai quân đoàn xe tăng Đức đã tập kết và bắt đầu công kích khu vực đầu cầu Bukrin. Đáng lẽ phải thay đổi ngay kế hoạch thì Tổng tư lệnh I. V. Stalin chỉ cho thu hồi 5 tiểu đoàn dù chưa đổ bộ về lực lượng dự bị của Đại bản doanh và ra lệnh tiếp tục duy trì căn cứ bàn đạp.[2]Sau một tháng chiến đấu trong tình trạng tựa lưng vào sông, các quân đoàn bộ binh và 4 tiểu đoàn dù bị tổn thất nặng. Đến ngày 25 tháng 10, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô mới bí mật di chuyển Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3 khỏi khu vực Bukrin, đưa đến đầu cầu Lyutezh phía Bắc Kiev và dùng căn cứ này là bàn đạp cho các lực lượng chủ lực tấn công Kiev. Các tập đoàn quân 27 và 40 cũng chuyển quân lên phía Bắc đến khu vực Tripolye để vượt sông tại đây và tấn công Kiev từ phía Nam. Bốn tiểu đoàn dù cùng hai sư đoàn bộ binh Liên Xô vẫn tiếp tục chiến đấu tại đây và đã thu hút về phía họ hai quân đoàn xe tăng chủ lực của quân đội Đức. Ngày 28 tháng 11, các quân đoàn xe tăng Đức được lệnh chuyển hướng lên phía Bắc để tham gia cuộc tấn công nhằm chiếm lại Kiev, chiến sự ở khu vực đầu cầu Bukrin chấm dứt.

Chiến_dịch_đổ_bộ_đường_không_Rzhishchev-Bukrin

Thời gianĐịa điểmKết quả
Thời gian24 tháng 9 năm 194328 tháng 11 năm 1943
Địa điểm
Khu vực Bukrin trên hữu ngạn sông Dniepr, Liên Xô (hiện nay thuộc Ukraina)
Kết quảQuân đội Đức Quốc xã cô lập căn cứ đầu cầu Bukrin
Kết quả Quân đội Đức Quốc xã cô lập căn cứ đầu cầu Bukrin
Thời gian 24 tháng 9 năm 194328 tháng 11 năm 1943
Địa điểm
Khu vực Bukrin trên hữu ngạn sông Dniepr, Liên Xô (hiện nay thuộc Ukraina)