Chiến_dịch_Linebacker_II
Chiến_dịch_Linebacker_II

Chiến_dịch_Linebacker_II

12 phi cơ chiến thuật bị bắn rơi
16 B-52 bị bắn rơi
4 B-52 bị hư hại nặng
5 B-52 bị hư hại trung bình
43 tử thương
49 bị bắt làm tù binh[4]Số liệu của Việt Nam:[5]
81 phi cơ bị bắn rơi
gồm có 34 B-52 (16 rơi tại chỗ) và 5 F-111[6]3 MiG-21 bị bắn rơi[8]Lào • Sunrise • Ấp Bắc • Gò Công • Hiệp Hòa • Chà Là • 34A • Long Định • Quyết Thắng 202 • USNS Card • Nam Đông • An Lão • Bình Giã • Pleiku • Sông Bé • Ba Gia • Đồng Xoài • Ka Nak • Đèo NhôngGiai đoạn Mỹ thực hiện
Chiến tranh cục bộ (1964-1969)
Núi Thành • Starlite • Vạn Tường • Chu Lai • Plei Me • Hump • Đông Xuân • Hiệp Đức-Đồng Dương • Đồng Dương • Cẩm Khê • Gang Toi • Bàu Bàng • Ia Đrăng • Crimp • Masher • Kim Sơn • A Sầu • Hà Vy • Bông Trang-Nhà Đỏ • Võ Su • Birmingham • Cẩm Mỹ • Hastings • Prairie • Đức Cơ • Long Tân • Beaver Cage • Attleboro • Bồng Sơn • Bắc Bình Định • Tây Sơn Tịnh • Bắc Phú Yên • Tân Sơn Nhất '66 • Sa Thầy '66 • Tây Ninh '66 • Quảng Ngãi • Cedar Falls • Tuscaloosa • Quang Thạnh • Bribie • Junction City • Francis Marion • Union • Đồi 881 • Malheur I và II • Baker • Union II • Buffalo • 2 tháng 6 • Quang Thạnh • Hong Kil Dong • Suoi Chau Pha • Swift • Wheeler/Wallowa • Medina • Ông Thành • Lộc Ninh '67 • Bàu Nâu • Kentucky • Sa Thầy '67 • Đắk Tô '67 • Phượng Hoàng • Khe Sanh • Huội San • Chư Tan Kra • Tây Ninh '68 • Coburg • Tết Mậu Thân • Sài Gòn '68 • Huế • Quảng Trị '68 • Làng Vây • Lima Site 85 • Toàn Thắng I • Delaware • Mậu Thân (đợt 2) • Khâm Đức • Coral–Balmoral • Hoa Đà-Sông Mao • Speedy Express • Dewey Canyon • Taylor Common • Đắk Tô '69 • Long Khánh '69 • Đức Lập '69 • Phước Bình '69 • Tết '69 • Apache Snow • Đồi Thịt Băm • TwinkletoesGiai đoạn Mỹ thực hiện
"Việt Nam hóa chiến tranh" (1969-1975)
Bình Ba • Pat To • Texas Star • Campuchia I • Campuchia II • Kompong Speu • Prey Veng • Snoul • CCHL Ripcord • Tailwind • Chenla I • Jefferson Glenn • Sơn Tây • Lam Sơn 719 • Bản Đông • Đồi 723 • Chenla II • CCHL Mary Ann • Long Khánh • Núi Lệ • Chiến cục 1972 • Xuân hè • Trị Thiên-Huế • Quảng Trị '72 (lần 1) • Quảng Trị '72 (lần 2) • Tây Nguyên-Bắc Bình Định • Bắc Tây Nguyên • Đắk Tô '72 • Kontum • Đông Nam Bộ • Nguyễn Huệ • Lộc Ninh '72 • An Lộc • Cửa Việt • Ấp Đá Biên • Thượng Đức • La Sơn '74 • Hưng Long • Xuân '75 • Phước Long • Tây Nguyên • Huế-Đà Nẵng • Phan Rang-Xuân Lộc • Hồ Chí Minh • Xuân Lộc • Sài Gòn '75Các trận đánh và chiến dịch không quânFarm Gate • Chopper • Ranch Hand • Mũi Tên Xuyên • Barrel Roll • Pony Express • Flaming Dart • 'Iron Hand • Sấm Rền • Steel Tiger • Arc Light • Tiger Hound • Shed Light • Hàm Rồng • Bolo • Popeye • Yên Viên • Niagara • Igloo White • Giant Lance • Commando Hunt • Menu • Patio • Freedom Deal • Không kích Bắc Việt Nam '72 • Linebacker I • Enhance Plus • Linebacker II • Homecoming • Tân Sơn Nhất '75 • Không vận Trẻ em • New Life • Eagle Pull • Frequent WindCác trận đánh và chiến dịch hải quânVịnh Bắc Bộ • Market Time • Vũng Rô • Game Warden • Sea Dragon • Deckhouse Five • Bồ Đề-Nha Trang • Sealords • Hải Phòng • Đồng Hới • Custom Tailor • Hoàng Sa • Trường SaChiến dịch Linebacker II là chiến dịch quân sự cuối cùng của Hoa Kỳ chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong Chiến tranh Việt Nam, từ 18 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 1972 sau khi Hội nghị Paris bế tắc và đổ vỡ do hai phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ bất đồng về các điều khoản trong hiệp định.Chiến dịch này là sự nối tiếp của chiến dịch ném bom Linebacker diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1972, ngoại trừ điểm khác biệt lớn là lần này Hoa Kỳ sẽ tấn công dồn dập bằng máy bay ném bom chiến lược B-52 thay vì các máy bay ném bom chiến thuật, mục đích là dùng sức mạnh và biện pháp không hạn chế đánh thẳng vào các trung tâm đầu não của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tại chiến dịch này, Hoa Kỳ đã huy động loại máy bay ném bom chiến lược mạnh nhất của họ là pháo đài bay B-52 làm nòng cốt để ném bom rải thảm huỷ diệt xuống Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Lạng Sơn và các mục tiêu khác liên tục trong 12 ngày đêm. Đây là những cuộc ném bom dữ dội nhất trong Chiến tranh Việt Nam và là một trong những cuộc tập kích có cường độ cao nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh. Trong 12 ngày, Mỹ đã thả hơn 36.000 tấn bom, vượt quá khối lượng bom đã ném xuống miền Bắc Việt Nam trong toàn bộ thời kì từ 1969 đến 1971.[9]Cuộc ném bom tuy có gây những tổn thất nặng về cơ sở vật chất cho phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhưng đã không làm thay đổi được lập trường của lãnh đạo nước này về nội dung cơ bản của hiệp định hoà bình, đồng thời nó gây một làn sóng bất bình lớn của người Mỹ, dư luận và chính giới của các nước trên thế giới trong đó có cả các đồng minh lâu dài của Hoa Kỳ, uy tín của Chính phủ Hoa kỳ bị xuống thấp nghiêm trọng. Bị phản đối trong nước, bị cô lập trên trường quốc tế, gặp phải sự chống trả hiệu quả gây thiệt hại lớn cho lực lượng không quân chiến lược, lại không thể buộc đối phương thay đổi lập trường, Tổng thống Richard Nixon đã phải ra lệnh chấm dứt chiến dịch vào ngày 30 tháng 12, đề nghị nối lại đàm phán tại Paris. Tại đây, Hoa Kỳ chấp nhận ký kết Hiệp định Paris trên cơ sở dự thảo mà trước đó họ đã từ chối ký kết (vì đây là dự thảo có những điều khoản có lợi cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà). Sau chiến dịch ném bom khí thế, lòng tự hào trong Quân đội nhân dân Việt Nam và người dân tại miền Bắc Việt Nam lên rất cao: họ không chỉ đánh thắng được "thần tượng B-52" mà còn buộc Hoa Kỳ phải ký Hiệp định Paris với những nội dung có lợi cho họ, đó là những cơ sở để phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà coi chiến dịch này là một thắng lợi chiến lược to lớn.Chiến dịch này còn có một ý nghĩa tâm lý nặng nề cho giới quân sự Hoa Kỳ: đây là chiến dịch mà phía Mỹ đã chủ động lựa chọn mục tiêu, thời điểm, phương thức chiến đấu và đặc biệt là sử dụng sở trường của mình để chống lại sở đoản của đối phương (trình độ khoa học công nghệ), một cuộc đấu mà đối phương sẽ không thể sử dụng yếu tố "du kích" – một cách hình tượng: phía Mỹ thách đấu và được quyền lựa chọn vũ khí và đã thất bại.Chiến dịch này cũng cho thấy điểm yếu của vũ khí máy bay ném bom chiến lược của Hoa Kỳ: B-52 vũ khí chiến lược dùng để chống chọi đối thủ tiềm tàng xứng tầm là Liên Xô cho một cuộc chiến tranh công nghệ cao đã thể hiện điểm yếu ngay khi đối phương có trình độ kinh tế, quân sự, khoa học – công nghệ kém hơn nhiều, và vũ khí chống trả cũng không phải là loại cao cấp của đối phương (vào thời điểm 1972, tên lửa SAM-2 mà Việt Nam sử dụng đã bị Liên Xô thay thế bằng SAM-4SAM-5 mạnh hơn nhiều). Ngay sau Chiến tranh Việt Nam, vì lý do này Hoa Kỳ đã phải nỗ lực rất cao trong chạy đua vũ trang trong lĩnh vực máy bay ném bom và đã cho ra kết quả là các máy bay ném bom B-1 LancerB-2 Spirit tàng hình.[cần dẫn nguồn]Ở Việt Nam sự kiện này thường được gọi là "12 ngày đêm" và báo chí, truyền thông hay dùng hình tượng "Điện Biên Phủ trên không" để nhấn mạnh ý nghĩa thắng lợi cuối cùng và to lớn của sự kiện.

Chiến_dịch_Linebacker_II

Thời gian Từ 18 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 1972
Địa điểm Miền Bắc Việt Nam: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang.
Kết quả Thắng lợi chiến lược của VNDCCH
(Mỹ chấp nhận ký kết Hiệp định Paris với nội dung tương tự với bản dự thảo hiệp định vào tháng 10 năm 1972 - bản mà Hoa Kỳ đã từ chối ký kết).
Thời gianĐịa điểmKết quả
Thời gianTừ 18 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 1972
Địa điểmMiền Bắc Việt Nam: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang.
Kết quảThắng lợi chiến lược của VNDCCH
(Mỹ chấp nhận ký kết Hiệp định Paris với nội dung tương tự với bản dự thảo hiệp định vào tháng 10 năm 1972 - bản mà Hoa Kỳ đã từ chối ký kết).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_Linebacker_II http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/... http://www.airforce-magazine.com/MagazineArchive/P... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://www.faculty.virginia.edu/jnmoore/pdf/patter... http://www.afhso.af.mil/shared/media/document/AFD-... http://www.airpower.maxwell.af.mil/airchronicles/a... http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/cuoc...