Callisto_(vệ_tinh)
Callisto_(vệ_tinh)

Callisto_(vệ_tinh)

Callisto (phiên âm /kəˈlɪstoʊ/ kə-LIS-toe) được Galileo Galilei phát hiện năm 1610, là vệ tinh lớn thứ hai của Sao Mộc.[1] Trong hệ Mặt Trời, Callisto là vệ tinh lớn thứ ba, sau Ganymede cũng của Sao Mộc và vệ tinh Titan của Sao Thổ. Tuy kích thước bằng 99% Sao Thủy nhưng do có khối lượng riêng nhỏ, khối lượng của Callisto chỉ bằng 1/3 so với Sao Thủy. Trong số 4 vệ tinh lớn của Sao Mộc mà Galilei đã phát hiện từ thế kỉ 17, Callisto có khoảng cách với Sao Mộc xa nhất, trung bình 1.880.000 km[2]. Callisto cũng không tạo ra với 3 vệ tinh lớn còn lại hệ quỹ đạo cộng hưởng (1 chu kì quanh Sao Mộc của Ganymede bằng 2 lần chu kì của Europa và bằng 4 lần của Io). Dưới sức hút cực lớn của một "hành tinh khí khổng lồ" (gas giant) như Sao Mộc, một mặt của Callisto luôn luôn hướng về phía Sao Mộc, giống như Mặt Trăng luôn chỉ quay một mặt về phía Trái Đất. Do ở xa nhất trong 4 vệ tinh lớn, tác động của lực hấp dẫn và từ trường của Sao Mộc lên Callisto là yếu nhất[8]. Với những vệ tinh gần hơn, sức hút của Sao Mộc làm biến dạng chúng, khiến các lớp của những vệ tinh này ma sát sinh ra năng lượng. Ví dụ điển hình là Io, vệ tinh lớn nằm gần Sao Mộc nhất, dưới tác động của những năng lượng ngoại sinh này, đã hình thành các núi lửa vẫn đang hoạt động.Callisto có cấu tạo một nửa là đất đá và nửa còn lại là băng, khối lượng riêng xấp xỉ 1,83 g/cm3. Theo những quan sát quang phổ, bề mặt của Callisto được cấu tạo từ băng nước, C02, silicates và các hợp chất hữu cơ. Tàu thám hiểm Galileo khi nghiên cứu Sao Mộc và các vệ tinh của nó đã chỉ ra rằng, rất có thể ở phía dưới lớp bề mặt băng đá 1.000 km là một đại dương.[9][10]Bề mặt của Callisto có rất nhiều những hố thiên thạch và được hình thành ngay trong giai đoạn đầu[11]. Không hề thấy dấu vết về những hoạt động địa chất của Callisto gần đây, không có động đất hay núi lửa cũng như sự chuyển dịch của các địa tầng. Địa hình của Callisto chủ yếu là các chuỗi hố thiên thạch nhiều hình dáng, những vết đứt gãy địa tầng, những rặng núi và đá cát kết[11]. Xét một cách chi tiết, bề mặt của Callisto là rất đa dạng, với những lớp băng kết có màu sáng ở cao hơn những vành đai đất đá mịn và sẫm màu[4]. Chúng có thể là kết quả của những quá trình thay đổi địa chất cùng với tác động của nhiều vụ va chạm thiên thạch đã xảy ra trong quá khứ. Hiện tại chưa xác định được tuổi của những biến đổi này[4].Callisto có một bầu khí quyển rất mỏng với sự xuất hiện của CO2[6], các nguyên tử Oxy[7], và một tầng điện ly khá dày[12]. Ngày nay, người ta cho rằng Callisto được hình thành từ sự tích tụ rất chậm chạp các vật chất trong vành đai của Sao Mộc vào buổi đầu của hệ Mặt Trời[13]. Tốc độ hình thành thấp và thiếu đi năng lượng sinh ra do ma sát giữa các lớp vật chất (do cách xa Sao Mộc), Callisto không bị phân lớp một cách hoàn toàn mà chỉ bị phân lớp một phần (nếu một thiên thể bị phân lớp hoàn toàn, lớp vật chất phía trong sẽ đặc hơn và tạo thành lõi thiên thể). Chính sự phân lớp một phần đó có thể đã tạo ra cho Callisto một lõi đá nhỏ và một lớp nước dày từ 100 đến 150 km dưới lớp bề mặt[14].Với sự tồn tại của một đại dương, mặc dù ở sâu dưới lớp bề mặt, Callisto có thể có sự sống. Khả năng tồn tại sự sống của Callisto không nhiều bằng khả năng của Europa[15]. Một số tàu thám hiểm đã nghiên cứu vệ tinh này, từ Pioneer 10Pioneer 11 tới GalileoCassini. Trong tương quan với Sao Mộc và các vệ tinh của nó, Callisto có thể là nơi thích hợp nhất cho những chuyến thám hiểm và khai phá trong tương lai của con người[16].

Callisto_(vệ_tinh)

Suất phản chiếu 0,22 (hình học)[4]
Bán kính trung bình 2410,3 ± 1,5 km (0,378 Trái Đất)[3]
Hấp dẫn bề mặt 1,235 m/s² (0,183 g)[e]
Cấp sao biểu kiến 5,65 (xung đối)[5]
Độ nghiêng quỹ đạo 0,192° (so với mặt phẳng Laplace địa phương)[2]
Tính từ Callistoan, Callistian
Diện tích bề mặt 7,30 × 107 km2 (0,143 Trái Đất)[c]
Tên thay thế Jupiter IV
Thể tích 5,9 × 1010 km3 (0,0541 Trái Đất)[d]
Độ lệch tâm 0,007 4[2]
Áp suất khí quyển bề mặt 7,5 pbar[6]
Độ nghiêng trục quay không[3]
Nhiệt độ bề mặtmintr bmaxK[4]
Nhiệt độ bề mặtmintr bmax
K[4]80 ± 5134 ± 11165 ± 5
Ngày khám phá 7 tháng 1 năm 1610[1]
Khám phá bởi G. Galilei
S. Marius[1]
Thành phần khí quyển ~4 × 108 cm−3 cacbon điôxít[6]
lên tới 2 × 1010 cm−3 ôxy phân tử[7]
Cận điểm quỹ đạo 1 869 000 km[b]
Tốc độ vũ trụ cấp 1 8,204 km/s
Khối lượng 1,075 938 ± 0,000 137 × 1023 kg (0.018 Trái Đất)[3]
vệ tinh của Sao Mộc
Mật độ khối lượng thể tích 1,834 4 ± 0,003 4 g/cm3[3]
Viễn điểm quỹ đạo 1 897 000 km[a]
K[4] 80 ± 5
Chu kỳ quỹ đạo 16,689 018 4 ngày[2]
Chu kỳ tự quay đồng bộ[3]
Bán kính 1 882 700 km[2]
Tốc độ vũ trụ cấp 2 2,440 km/s[f]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Callisto_(vệ_tinh) http://link.springer.com/article/10.1007%2Fs11214-... http://www.lpl.arizona.edu/~showman/publications/s... http://lasp.colorado.edu/~espoclass/homework/5830_... http://adsabs.harvard.edu//full/seri/AJ.../0012//0... http://adsabs.harvard.edu/abs/1999Icar..140..294M http://adsabs.harvard.edu/abs/2000P&SS...48..829G http://adsabs.harvard.edu/abs/2001Icar..153..157A http://adsabs.harvard.edu/abs/2002ApJ...581L..51S http://adsabs.harvard.edu/abs/2002Icar..159..500M http://adsabs.harvard.edu/abs/2002JGRA.107kSIA19K