CERN
CERN

CERN

Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (tiếng Pháp: Organisation Européenne pour la Recherche Nucléaire), (tiếng Anh: European Organisation for Nuclear Research), được biết đến như CERN, (phát âm tiếng Pháp: [sɛʀn]), phát âm /ˈsɜrn/ (viết tắt của Conseil Européen pour la Recherche Nucléaire), là phòng thí nghiệm vật lý hạt lớn nhất thế giới, nằm ở phía Tây Bắc ngoại ô Geneva, trên đường biên giới Pháp - Thuỵ Sĩ, được sáng lập năm 1954.[1] Tổ chức gồm 20 quốc gia châu Âu thành viên, và là nơi làm việc của khoảng 2,600 nhân viên, cũng như 7,931 nhà khoa họckĩ sư (đại diện cho 580 trường đại học và tổ chức nghiên cứu và 80 quốc gia).Nhiệm vụ chính của CERN là cung cấp máy gia tốc hạt và các thiết bị phục vụ cho nghiên cứu vật lý hạt. Một lượng lớn thí nghiệm đã được các phòng thí nghiệm liên quốc gia thực hiện tại CERN để sử dụng chúng. CERN cũng là nơi khai sinh ra World Wide Web. Trụ sở chính tại Meyrin cũng có một trung tâm máy tính lớn với khả năng xử lý dữ liệu siêu hạng để phân tích số liệu thí nghiệm, và để có thể sử dụng để nghiên cứu ở bất kì đâu, chúng đã, đang và tiếp tục là một trung tâm mạng diện rộng chính.Là một tổ chức liên quốc gia, lãnh thổ của CERN không chính thức thuộc về Thuỵ Sĩ hay Pháp về mặt pháp lý.[2] Các nước thành viên đóng góp cho CERN trong năm 2008 là khoảng 1 tỉ franc Thuỵ Sĩ (tương đương 664 triệu Euro, khoảng 13,8 nghìn tỉ VNĐ).[3]