Bộ_Trạch_tả
Bộ_Trạch_tả

Bộ_Trạch_tả

Bộ Trạch tả (danh pháp khoa học: Alismatales) là một bộ thực vật có hoa. Bộ này trong bất kỳ hệ thống phân loại nào đều bắt buộc phải có họ Trạch tả (Alismataceae).Hệ thống APG II năm 2003 (không thay đổi từ hệ thống APG năm 1998) gắn bộ này vào nhánh monocots (thực vật một lá mầm) và sử dụng định nghĩa sau:Theo định nghĩa này thì bộ Trạch tả bao gồm 4.490 loài trong 166 chi của 14 họ[1], tuy nhiên hiện tại hệ thống APG III năm 2009 đã sáp nhập họ Limnocharitaceae vào trong họ Alismataceae, với sự phân bổ rộng khắp thế giới. Phần lớn các họ là các loài cây thân thảo, hay được tìm thấy trong các môi trường nước. Hoa của chúng thường được sắp xếp thành cụm hoa và các hạt chín thiếu nội nhũ. Bên cạnh đó APG III cũng tách chi Maundia ra khỏi họ Juncaginaceae để tạo thành họ mới với danh pháp Maundiaceae chỉ chứa 1 loài duy nhất (Maundia triglochinoides) nhưng vị trí của họ này là chưa rõ ràng trong cây phát sinh chủng loài.Sự lệch hướng lớn nhất từ các hệ thống phân loại cũ (xem dưới đây) là việc đưa vào của họ Araceae. Khi thêm họ này vào thì bộ Trạch tả được tăng lên đáng kể về số lượng loài. Một mình họ Araceae chứa khoảng 106 chi với khoảng 4.025 loài[2] trong khi các họ còn lại cùng nhau chỉ có chưa tới 500 loài.Hệ thống Cronquist năm 1981 đặt bộ này trong phân lớp Trạch tả (Alismatidae) của lớp thực vật một lá mầm (Liliopsida) và sử dụng định nghĩa sau:Phân lớp Trạch tả của hệ thống Cronquist khá phù hợp với bộ Alismatales theo định nghĩa của APG, trừ đi họ Araceae.Hệ thống Dahlgren đặt bộ này trong siêu bộ Alismatanae thuộc phân lớp Liliidae trong lớp Magnoliopsida; nó sử dụng định nghĩa sau:Siêu bộ Alismatanae trong hệ thống Dahlgren khá phù hợp với bộ Alismatales theo định nghĩa của APG, trừ đi họ Araceae.Hệ thống Wettstein, phiên bản cuối vào năm 1935, hay hệ thống Engler, cập nhật năm 1964, sử dụng tên gọi Helobiae cho bộ này.